Ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc hiệu quả cây Bạch mã hoàng tử
Để biết được ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc hiệu quả cây bạch mã hoàng tử thì hãy cùng Tip Hay tìm hiểu nhé.
Cây bạch mã hoàng tử được biết là loài cây được nhiều người yêu thích. Do đó, hôm nay hãy cùng Tip Hay tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc hiệu quả cây bạch mã hoàng tử nhé.
1
Đặc điểm cây Bạch mã hoàng tử
Cây bạch mã hoàng tử có tên khoa học là Aglaonema Pseudobracteatum, cây thuộc họ thân thảo và có nguồn gốc từ từ các nước châu Á. Còn ở Việt Nam bạn có thể dễ dàng bắt gặp loại cây này ở mọi vùng miền vì chúng dễ thích nghi, dễ trồng và chăm sóc ở mọi môi trường.
Cây bạch mã hoàng tử có dáng thẳng đứng, chiều cao từ 40 - 80 cm và tán cây rộng trung bình khoảng 35cm. Thân cây màu trắng, lá có hình bầu dục, nhọn ở phần đầu, có màu xanh lơ và thường có đường gân trắng trên lá cây. Hoa của cây bạch mã hoàng tử thường có màu trắng lẫn vàng và chúng thường chụm lại với nhau. Đồng thời, hoa được bao bọc bên ngoài là mo hoa trắng tinh.
Đồng thời, cây thuộc dạng rễ chùm có màu trắng ngà và thường lan rộng ra thành bụi lớn. Đây còn được biết đến là loài cây ưa bóng mát nên thường được trồng trong nhà hay văn phòng với công dụng lọc không khí, tạo điểm nhấn và không gian xanh.
2
Tác dụng và ý nghĩa phong thủy
Ý nghĩa phong thủy
Cây bạch mã hoàng tử với vẻ ngoài sang trọng và thanh lịch cùng hướng cây thẳng đứng nên mang ý nghĩa cho sự tiến tới, vươn lên và gặp nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Đồng thời, với tên gọi là bạch mã có ý nghĩa là sự tiến nhanh, thuận buồm xuôi gió và hanh thông trong mọi việc.
Cây còn sẽ mang lại cho gia sự thư thái, quyết đoán và may mắn trong cuộc sống lẫn công việc. Chính những ý nghĩa tốt đẹp và tích cực ấy mà đã được nhiều người chọn để làm cây trang trí trong gia đình. Vậy để biết thêm những vị trí đặt cây hợp phong thủy thì hãy theo dõi tiếp nội dung dưới đây nhé.
Tác dụng cây bạch mã hoàng tử
Bạch mã hoàng tử là cây ưa râm nên thường được trồng trong nhà để làm cây trang trí và mang lại những năng lượng tích cực cho gia chủ. Nhưng việc trang trí cần phải đi đôi với vấn đề phong thủy, do đó bạn cần đặt cây dưới nền đất. Đồng thời, bạn nên đặt hai chậu cây ngay lối cửa ra vào, hai chậu trước hiên nhà hoặc sảnh văn phòng và vài chậu ở góc phòng.
Hơn thế nữa, bạn cần đặt cây ở hướng Đông để cây hấp thụ được ánh sáng tự nhiên, giúp đem đến nguồn năng lượng tích cực, may mắn cho gia chủ và giúp cây dễ dàng quang hợp hơn.
Cây bạch mã hoàng tử có độc không?
Theo Đại học Riverside thì trong trong cây bạch mã hoàng tử có chứa tinh thể canxi oxalat sẽ gây ra những kích ứng với da, lưỡi và họng của con người. Do đó, nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì cần chú ý và cẩn thận. Nếu như trẻ nhỏ ăn nhầm cây bạch mã hoàng tử thì bạn cần đưa trẻ đến ngay với trạm y tế để hạn chế những tình trạng dị ứng cho trẻ.
Khi cắt tỉa cành bạn cũng nên cẩn thận vì nhựa của cây tiết ra có chứa độc tố có thể gây trúng độc nên khi chăm sóc cây tốt nhất bạn nên đeo găng tay.
Từ những phân tích trên bạn có thể thấy, cây bạch mã hoàng tử là loài cây có độc nhưng độc tố nhẹ nên bạn chỉ cần lưu tâm và cẩn thận khi trồng thì mọi việc đều an toàn.
3
Cây bạch mã hoàng tử hợp tuổi nào?
Theo phương diện phong thủy thì cây bạch mã hoàng tử sẽ mang đến những điều may mắn và nguồn năng lượng tích cực cho những người mạng Hỏa hay mạng Mộc. Tuy nhiên, loài cây này cũng không xung khắc với những mạng còn lại nên cây này sẽ mang đến may mắn cho bất kỳ ai sở hữu chúng.
4
Cách trồng và chăm sóc cây bạch mã hoàng tử.
Với cây bạch mã hoàng tử thường được trồng bằng hai cách đó chính là trồng trong chậu đất và trồng thủy canh:
Phương pháp trồng thủy canh
- Kỹ thuật trồng
Đối với phương pháp này thì bạn nên chọn những cây mẹ khỏe, không có sâu bệnh. Tiếp theo, bạn tiến hành tách bầu rễ cây ra khỏi chậu cây cũ, tiếp đến rửa sạch rễ bằng nước sạch. Sau đó, bạn cắt rễ già, hư và tỉa bớt cành lá. Kế tiếp, bạn đổ nước sạch vào chậu trồng và cho cây vào chậu. Lưu ý, bạn nên đổ nước ngập rễ, không ngập lá và cần cố định cây.
- Kỹ thuật chăm sóc
Bạn nên thay nước định kỳ cho cây mỗi tuần một lần và nên chọn nguồn nước sạch, không nhiễm phèn hay mặn. Đồng thời, để cây được phát triển tốt hơn thì bạn nên nhỏ vào nước dung dịch dinh dưỡng Trimix-DT 100ml và bạn cũng nên phơi cây ngoài nắng 1 lần/tuần để cây được quang hợp tốt hơn.
Phương pháp trồng trong chậu đất
- Kỹ thuật trồng
Đầu tiên, về đất trồng bạn nên chọn những loại đất tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng và có độ thoát nước cao. Tốt nhất, bạn có thể trộn vào đất trấu, phân chuồng hay xơ dừa nhằm tăng độ dinh dưỡng có trong đất. Tiếp theo, bạn chọn những cây mẹ khỏe, không có sâu bệnh.
Kế tiếp, bạn tách một phần cây con từ cây mẹ, sau đó rửa sạch đất ở phần rễ cây con và bạn cho cây con vào lỗ đất đã được đào trước trong chậu. Tiếp đến, bạn lắp đất kín rễ cây và tưới nước vào phần đất để cung cấp đủ độ ẩm.
Cách nhân giống tốt nhất cho cây bạch mã hoàng tử đó chính là cách tách bụi. Khi cây có 3 đến 4 lá thì bạn có thể tách cây con sát gốc, sau đó bạn dùng rễ lục bình bọc lại ngay vết cắt và đợi để cho bộ rễ sinh trưởng tốt hơn. Sau khoảng một tuần thì bạn có thể trồng cây xuống giá thể hay trong ở môi trường thủy canh.
5
Mua cây bạch mã hoàng tử ở đâu và giá bao nhiêu?
Để có thể sở hữu được cây bạch mã hoàng tử thì bạn có thể tìm và mua ở những nhà vườn, các chợ chuyên bán cây cảnh hay các cửa hàng bán cây kiểng có thương hiệu. Nếu như, bạn không có nhiều thời gian để di chuyển thì bạn có thể mua ở các trang thương mại điện tử. Còn giá của bạch mã hoàng từ dao động từ 200.000 - 300.000 đồng tùy thuộc vào kích thước của cây.
Tip Hay đã gửi đến bạn những thông tin về cây bạch mã hoàng tử. Nếu bạn yêu thích những loại cây phong thủy thì tìm hiểu cây bạch mã hoàng tử nhé.
>>Đặc điểm, cách chăm sóc và ý nghĩa phong thủy của cây sanh cảnh
>>Cây ngũ gia bì trong phong thủy có ý nghĩa gì? Cách trồng và chăm sóc?
>>Nhất mạt hương: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây cực khỏe và đẹp