Y học cổ truyền là gì? Ưu, nhược điểm của y học cổ truyền
Y học cổ truyền là thuật ngữ được nhiều người quan tâm vì là phương pháp chữa bệnh hiệu quả. Cùng tìm hiểu khái niệm và những ưu, nhược điểm của y học cổ truyền.
Bên cạnh Tây y thì y học cổ truyền (Đông y) cũng khá phổ biến và được nhiều người tin tưởng chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh mãn tính. Nếu bạn đang mơ hồ về phương pháp chữa bệnh theo y học cổ truyền thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Tip Hay để hiểu rõ hơn nhé!
1
Y học cổ truyền là gì?
Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông y) là thuật ngữ có nguồn gốc từ Trung Quốc và Việt Nam. Xuất phát từ quy luật âm dương - ngũ hành, y học cổ truyền được biết đến và đưa vào chữa bệnh từ rất sớm, trước khi y học phương Tây ra đời.
Y học cổ truyền Việt Nam là sự kết tinh của lý luận y học phương Đông và kinh nghiệm chữa bệnh bằng các phương thuốc của tất cả dân tộc trên đất nước. Dựa vào những cây thuốc quý, dược liệu có từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết và tìm ra phương thức chữa bệnh từ các loại cây này. Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh được xem là bậc thầy của y học cổ truyền Việt Nam.
2
Cách chẩn đoán bệnh trong y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, tứ chẩn chính là 4 cách để chẩn đoán bệnh. Cụ thể:
Vọng chẩn
Vọng chẩn (nhìn) là cách đầu tiên để nhận biết và xác định bệnh. Thầy thuốc sẽ tìm hiểu hoàn cảnh sống, điều kiện sống và các yếu tố xung quanh của người bệnh. Thông thường, các bác sĩ Đông y sẽ quan sát các bộ phận như lưỡi, mắt, mũi, da,... để chẩn đoán bệnh vì các bộ phận này liên quan mật thiết với nội tạng bên trong cơ thể.
Văn chẩn
Văn chẩn (nghe - ngửi) là cách mà thầy thuốc sẽ nghe các âm thanh xuất phát từ người bệnh như tiếng ho, tiếng thở, tiếng nói,... và ngửi mùi bốc ra từ cơ thể họ để đoán bệnh.
Vấn chẩn
Vấn chẩn (hỏi) là cách mà bác sĩ Đông y hỏi thăm người bệnh. Các câu hỏi như tiền sử bệnh, chế độ ăn uống và sinh hoạt, tâm lý,... rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh. Thu thập câu trả lời chính xác từ người bệnh sẽ giúp bác sĩ hoàn chỉnh các nghi ngờ từ việc nhìn và nghe trước đó.
Thiết chẩn
Thiết chẩn là phương pháp cuối cùng trong tứ chẩn. Các thầy thuốc sẽ sờ nắn tay chân hoặc các nơi nghi ngờ có bệnh, xem da, bắt mạch,... của bệnh nhân bằng tay và các công cụ hỗ trợ để tìm ra chính xác căn bệnh.
3
Phương pháp điều trị của y học cổ truyền
Có 3 phương pháp trong y học cổ truyền dùng để trị bệnh, bao gồm châm cứu, dùng thuốc và xoa bóp.
Châm cứu
Châm cứu là việc hay làm của các bác sĩ Đông y, dùng những chiếc kim hình chỉ ấn xuyên qua da của người bệnh. Tác dụng của phương pháp này là giảm đau và giúp người bệnh cảm thấy được thư giãn và khỏe khoắn hơn. Châm cứu đòi hỏi bác sĩ y học cổ truyền phải có kiến thức vững chắc về hệ thống kinh mạch cũng như các điểm huyệt của cơ thể người.
Dùng thuốc uống
Thuốc trong Đông y có rất nhiều loại và cách sử dụng cũng khác nhau hoàn toàn. Chủ yếu thuốc được chia làm 2 loại chính là thuốc Bắc và thuốc Nam. Thuốc Bắc có nguồn gốc từ Trung Hoa, trong khi đó thuốc Nam được tạo thành từ các bậc thầy thuốc Việt Nam.
Khác với thuốc Tây bao gồm những viên nén được bào chế từ nhiều dạng công thức, hợp chất khác nhau, thuốc của y học cổ truyền chủ yếu có nguồn gốc từ dược liệu và những cây thuốc quý đã có mặt từ xa xưa.
Xoa bóp
Xoa bóp là phương pháp chữa bệnh an toàn, thường được dùng để điều trị các bệnh bên ngoài cơ thể từ nhẹ đến vừa. Nếu như châm cứu dùng các cây kim mảnh xuyên vào cơ thể thì xoa bóp là cách thầy thuốc dùng tay nắn, mát-xa các điểm huyệt trên cơ thể. Cách này giúp người bệnh đỡ đau nhức và cảm thấy dễ chịu hơn.
3
Ưu điểm và nhược điểm của y học cổ truyền
Ưu điểm
- An toàn và hiệu quả: Hầu hết các phương thức chữa bệnh của y học cổ truyền đều khá an toàn và mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là các bệnh mãn tính. Ngoài ra, y học cổ truyền còn giúp cơ thể người bệnh được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, làm đẹp da và cảm thấy thư giãn, khỏe mạnh hơn.
- Ít tác dụng phụ: Thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền thường có nguồn gốc từ lá cây, rễ cây, hoa quả,... nên vừa mang lại hiệu quả cao vừa ít gây ra tác dụng phụ đối với người sử dụng.
Nhược điểm
- Nguồn nhân lực thấp và ít phổ biến: Hiện nay, ngành y học cổ truyền còn chưa phát triển mạnh mẽ bởi số lượng các cơ sở khám chữa bệnh không nhiều và sự hiểu biết của người bệnh chưa cao. Ngoài ra, các bác sĩ Đông y phải trải qua quá trình học hỏi và tích lũy khá lâu mới có kinh nghiệm chữa bệnh nên nguồn nhân lực y tế còn thấp.
- Tác dụng chậm và khó uống: Khác với Tây y, Đông y có sử dụng bài thuốc từ thiên nhiên nên có tác dụng chậm đối với cơ thể người bệnh. Các loại thuốc này phải trải qua quá trình chắt lọc và bào chế khá lâu mới ra được thành phẩm. Chúng thường có vị đắng và mùi hăng khó chịu nên gây cản trở người bệnh trong quá trình điều trị.
Trên đây là bài viết chi tiết giải đáp y học cổ truyền là gì cũng như những ưu, nhược điểm của y học cổ truyền. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn và gia đình.
Nguồn: hellobacsi.com