Tip hay

Xạ trị là gì? Tại sao người bệnh ung thư cần phải xạ trị?

Xạ trị là gì? Tại sao người bệnh ung thư cần phải xạ trị?

Xạ trị là gì và phương pháp này có những tác dụng gì trong điều trị bệnh ung thư? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu chi tiết về phương pháp xạ trị trong bài viết này nhé!

Xạ trị là một trong những phương pháp hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh ung thư bằng cách chiếu những chùm tia phóng xạ với liều lượng và đường đi phù hợp, an toàn. Trong bài viết này, hãy cùng Tip Hay tìm hiểu về xạ trị nhé.

1 Xạ trị là gì?

Xạ trị là gì?Xạ trị là gì?

Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư phổ biến, bằng cách sử dụng các chùm tia phóng xạ với liều lượng và đường đi có sự tính toán chi tiết, cẩn thận. Các chùm tia phóng xạ trong phương pháp xạ trị sẽ có thể giúp tiêu diệt tế bào ung thư, đồng thời ngăn chặn các tế bào này phân chia và phát triển. Các chùm tia này dưới sự điều hướng của máy tính, nên rất chính xác và an toàn khi tác động vào một khu vực nhất định trên cơ thể.

2 Các phương pháp xạ trị

Hiện nay có 2 phương pháp xạ trị phổ biến nhất là xạ trị chùm tia bên ngoài và xạ trị áp sát bên trong.

Các phương pháp xạ trịCác phương pháp xạ trị

Xạ trị chùm tia bên ngoài

Xạ trị chùm tia bên ngoài hay còn gọi là xạ trị ngoài là phương pháp xạ trị chỉ phát các chùm tia phóng xạ từ bên ngoài cơ thể của bệnh nhân đến khối bướu ung thư trong cơ thể. Quá trình xạ trị bằng phương pháp này diễn ra bằng cách người bệnh nằm cố định trên bàn, máy xạ sẽ di chuyển quanh người bệnh để chiếu các chùm tia phóng xạ đúng vị trí theo tính toán của máy tính.

Xạ trị áp sát

Xạ trị áp sát hay còn gọi là xạ trị trong là phương pháp xạ trị bằng cách đưa một nguồn phóng xạ bằng chất lỏng hoặc chất rắn vào trong cơ thể người bệnh.

  • Đối với nguồn rắn: Nguồn phóng xạ dạng rắn có thể là các ống, kim, sợi hay hạt nhỏ được đặt vào nơi gần khối bướu ung thư. Xạ trị bên trong giống như phương pháp xạ trị bên ngoài, chỉ tác động đến một bộ phận cơ thể nhất định của bệnh nhân.
  • Đối với nguồn lỏng: Hình thức xạ trị bên trong với nguồn phóng xạ lỏng được coi là liệu pháp dược phóng xạ có ảnh hưởng đến toàn thân. Với liệu pháp này thì người bệnh cần phải nuốt, tiêm hoặc truyền qua đường tĩnh mạch nguồn phóng xạ lỏng vào cơ thể. Sau đó, bằng cách đi tiểu, tiết mồ hôi và nước bọt mà bệnh nhân sẽ thải nguồn bức xạ đó ra ngoài trong khoảng thời gian nhất định.

3 Lợi ích của xạ trị

Lợi ích của xạ trịLợi ích của xạ trị

Xạ trị là phương pháp có khả năng diệt các tế bào ung thư hiệu quả mà không gây hại các tế bào bình thường. Ngoài ra, xạ trị có khả năng điều trị ung thư ở hầu hết các bộ phận của cơ thể.

Bên cạnh đó, xạ trị còn có thể thay thế phẫu thuật để ngăn ngừa và điều trị các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể. Đôi khi, liệu pháp duy nhất cho việc điều trị ung thư của bạn là xạ trị.

4 Xạ trị hoạt động như thế nào?

Các tế bào ung thư sẽ bị phá hủy và ngăn không thể phân chia nếu bị một liều phóng xạ cao chiếu vào. Các tế bào này ung thư sau khi bị phá hủy sẽ nhanh chóng được các tế bào bình thường của cơ thể thay thế và phục hồi.

Xạ trị hoạt động như thế nào?Xạ trị hoạt động như thế nào?

Trong quá trình xạ trị, người bệnh sẽ được chiếu xạ trên cùng một vị trí trên cơ thể, quá trình chiếu tia phóng xạ thường không đau và chỉ mất vài phút để hoàn thành. Quá trình xạ trị cũng tương tự như chụp X-quang nhưng sẽ không chạm trực tiếp vào người bạn.

5 Tác dụng phụ của xạ trị

Tác dụng phụ của xạ trịTác dụng phụ của xạ trị

Phương pháp xạ trị cũng có cho mình những tác dụng phụ không mong muốn, những tác dụng phụ mà phương pháp điều trị này sẽ gây ra như sau:

  • Mệt mỏi
  • Rụng tóc
  • Ảnh hưởng tới da
  • Ảnh hưởng vùng miệng và họng
  • Ảnh hưởng hệ tiêu hóa
  • Ảnh hưởng ở phổi
  • Ảnh hưởng đối với não
  • Ảnh hưởng cơ quan sinh dục
  • Nguy cơ hình thành ung thư thứ phát

Trên đây là tổng hợp của Tip Hay về những thông tin của phương pháp xạ trị. Hy vọng bài viết này giúp bạn biết thêm được những thông tin bổ ích về sức khỏe để bảo vệ bản thân và gia đình của mình tốt hơn nhé.

Nguồn: Vinmec.com

Từ khóa: Xạ trị là gì? Tại sao người bệnh ung thư cần phải xạ trị?xạ trị là gìxạ trị