Tip hay

Viêm khớp vảy nến ở trẻ là bệnh gì, cách điều trị ra sao?

Viêm khớp vảy nến ở trẻ là bệnh gì, cách điều trị ra sao?

Viêm khớp vảy nến ở trẻ là bệnh lý gây tổn tương da, món cũng như viêm khớp ngoại biên, tổn thương cột sống. Cùng Bách hoá tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay!

Bệnh viêm khớp vảy nến thường xảy ra ở trẻ em và trẻ vị thành niên, làm tổn thương da, móng, các khớp và cột sống, gây đau đớn, cứng khớp và kéo dài đến vài tháng hay vài năm.

1 Bệnh viêm khớp vảy nến ở trẻ là gì?

Viêm khớp vảy nến ở trẻ là một bệnh mãn tính, có thể kéo dài ít nhất 6 tuần với trẻ em dưới 16 tuổi. Đây là loại bệnh lý rất khó nhận biết, diễn biến vô cùng phức tạp.

Bệnh viêm khớp vảy nến ở trẻ thường gặp ở lứa tuổi từ 9 - 12, khởi phát lúc 4 - 5 tuổi ở bé gái và 10 tuổi ở bé traibiểu hiện ở khớp có thể xuất hiện trước khi có các biểu hiện ở da khoảng 19%, đồng thời khoảng 16% các biểu hiện ở da lại xuất hiện trước khi có viêm khớp.

Bệnh viêm khớp vảy nến ở trẻ là gì?Bệnh viêm khớp vảy nến ở trẻ là gì?

2 Nguyên nhân của bệnh viêm khớp vảy nến ở trẻ

Các nghiên cứu cho rằng khoảng 23.4 - 71% trẻ bị vảy nến là do gia đình có tiền sử người mắc bệnh. Bệnh này có liên quan lớn đến kháng nguyên bạch hầu HLA - Cw6. Bên cạnh đó, bệnh lý này còn do kết hợp giữ các yếu tố tính chất gia đình và môi trường, hormone, hệ miễn dịch rối loạn, các tác nhân nhiễm khuẩn,...

Nguyên nhân của bệnh viêm khớp vảy nến ở trẻNguyên nhân của bệnh viêm khớp vảy nến ở trẻ

3 Biểu hiện của viêm khớp vảy nến ở trẻ

Biểu hiện ở khớp

  • Viêm khớp hoặc viêm một vài khớp: Thường viêm những khớp nhỏ ở bàn tay, khớp gối, các khớp không đối xứng. Loại này thường gặp ở bé gái, chiếm 55 - 70%
  • Ngón tay ngón chân sưng nề, đỏ như hình "khúc dồi": Có thể ở một hoặc nhiều ngón do tình trạng viêm lan tỏa phần mềm ngón tay.
  • Viêm khớp đối xứng: Loại này ít gặp, biểu hiện tương tự viêm khớp dạng thấp nên dễ chẩn đoán nhầm vì không chú ý đến những tổn thương ngoài da kèm theo.
  • Viêm khớp phá hủy khớp nhiều gây tàn phế: Thể này hiếm gặp khoảng 3 - 5%, để lại di chứng nặng nề.
  • Thể cột sống: Biểu hiện đau, hạn chế vận động cột sống thắt lưng, viêm các điểm bám tận, viêm khớp cùng chậu. Thể này thường gặp ở trẻ trai. Tỷ lệ mắc bệnh 5 - 33%. Có liên quan nhiều đến kháng nguyên bạch cầu HLA - B27.

Biểu hiện ở khớpBiểu hiện ở khớp

Biểu hiện ngoài da

  • Da bị tổn thương bởi những mảng viêm đỏ, phủ nhiều lớp vẩy dễ bong, mầu trắng đục như nến. Thương tổn có nhiều kích thước khác nhau, có thể nhỏ vài mm hoặc lan rộng thành mảng. Vị trí tổn thương có thể ở mặt trước của chân, tay, những vùng tì đè, da đầu, những khe kẽ như nách, kẽ mông, nếp lằn dưới vú, thậm chí trong rốn.
  • Móng bị tổn thương do tình trạng loạn dưỡng móng, biểu hiện mất màu móng, dầy móng, lỗ rỗ như kim châm, có thể bong móng.
  • Viêm mắt biểu hiện ở việc viêm màng mạch nho, chiếm tỉ lệ 14 -17% trẻ viêm khớp vẩy nến.

Biểu hiện ngoài daBiểu hiện ngoài da

4 Chẩn đoán viêm khớp vảy nến ở trẻ

Sau khi khám lâm sàng các bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm: Tốc độ lắng máu, CRP có thể tăng cao trong giai đoạn tiến triển của bệnh. Tế bào máu ngoại vi thường không thay đổi, khi bị bệnh nhiều năm số lượng hồng cầu có thể giảm.

Các kháng nguyên bạch cầu HLA - B27 là một yếu tố tiên lượng. HLA - B27 dương tính thường liên quan với viêm khớp vảy nến thể nhẹ và có biểu hiện viêm khớp cùng chậu.

Chụp Xquang cho thấy hình ảnh bào mòn, khuyết xương ở các khớp ngón gần, ngón xa bàn tay, bàn chân. Với thể phá hủy khớp nhiều có thể thấy hình ảnh tiêu xương nhiều ở các xương ngón tay, ngón chân, hình ảnh Xquang xương bị tổn thương giống như hình ảnh "bút chì cắm vào lọ mực". Hình ảnh viêm dính khớp cùng chậu, xơ hóa các dây chằng cột sống giống như viêm cột sống dính khớp. Chủ yếu dựa vào lâm sàng tổn thương da phối hợp với tổn thương khớp. Có một vài tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại bệnh viêm khớp vảy nến thiếu niên.

Chẩn đoán viêm khớp vảy nến ở trẻChẩn đoán viêm khớp vảy nến ở trẻ

5 Chẩn đoán phân biệt viêm khớp vảy nến ở trẻ

Trường hợp tổn thương khớp xuất hiện trước khi có các tổn thương da, cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh khớp khác.

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể một hoặc vài khớp: Cũng thường viêm các khớp nhỏ và nhỡ không đối xứng nhưng không có viêm các khớp ngón xa. Bệnh này thường tiến triển thành viêm nhiều khớp (>5 khớp) sau một năm, có kháng thể kháng nhân dương tính.

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể nhiều khớp (> 5 khớp): Viêm nhiều khớp có tính chất đối xứng, không có viêm các khớp ngón xa. Thường có yếu tố dạng thấp (RF) dương tính.

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp và các điểm bám tận: Viêm khớp vảy nến thể cột sống có biểu hiện lâm sàng về xương khớp giống với viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp và các điểm bám tận, dễ bị chẩn đoán nhầm khi các biểu hiện ngoài da chưa xuất hiện.

Chẩn đoán phân biệt viêm khớp vảy nến ở trẻChẩn đoán phân biệt viêm khớp vảy nến ở trẻ

6 Điều trị viêm khớp vảy nến ở trẻ

Mục đích của việc điều trị là kiểm soát tốt triệu chứng viêm khớp, giúp cho trẻ bị bệnh có thể sử dụng tối đa các khớp tổn thương và phòng ngừa được các biến dạng khớp về sau. Hạn chế tổn thương da nhằm tránh các vấn đề về tâm lý của trẻ cũng là mục đích quan trọng.

Kế hoạch điều trị như sau:

  • Dùng thuốc
  • Vật lý trị liệu
  • Phục hồi chức năng
  • Chăm sóc mắt
  • Điều trị steroids bôi hay các liệu pháp điều trị da khác.

Điều trị vảy nến ở trẻ em phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Đối với thuốc, các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể với từng trường hợp trong đó có sử dụng thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAIDs). Đây chính là sự lựa chọn hàng đầu để kiểm soát viêm và đau khớp. Thuốc chống viêm giảm đau không Steroid có thể chỉ định một trong các thuốc dưới đây: Aspirin, naproxen, meloxicam, celecoxib, corticoid. Tuy nhiên, corticoid ít được sử dụng để điều trị triệu chứng viêm khớp vảy nến vì có nguy cơ làm nặng những tổn thương ở da. Có thể chỉ định tiêm corticoid tại những khớp sưng đau nhiều. Tuy nhiên, việc chỉ định tiêm corticoid nội khớp phải rất thận trọng và phải ở những cơ sở y tế chuyên về cơ xương khớp.

Điều trị viêm khớp vảy nến ở trẻĐiều trị viêm khớp vảy nến ở trẻ

Hầu hết trẻ mắc bệnh vảy nến nhẹ đến trung bình đáp ứng điều trị với các loại thuốc bôi tại chỗ (corticosteroid, ức chế calcineurin…). Chỉ khoảng 10 - 20% trẻ em mắc vảy nến trung bình đến nặng (> 10% diện tích cơ thể) không đáp ứng với liệu pháp tại chỗ. Đối với trường hợp như vậy bệnh nhi sẽ phải điều trị liệu pháp ánh sáng hoặc dùng thuốc toàn thân. Ngoài ra, lựa chọn phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào một số yếu tố khác của bệnh nhân.

Vật lý trị liệu cần được phối hợp điều trị sớm nhằm tránh tình trạng dính khớp, giúp trẻ hòa nhập với sinh hoạt hàng ngày càng sớm càng tốt.

Phẫu thuật chỉnh hình hoặc thay khớp nhân tạo trong trường hợp khớp bị phá hủy nặng.

Tóm lại, trẻ em mắc bệnh vảy nến thường là nhẹ, một số trường hợp mà bệnh tiến triển nặng, phối hợp với viêm khớp, tổn thương khớp có thể kéo dài đến khi bé đã trưởng thành và bắt buộc phải điều trị những thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm. Các mẹ hãy động viên để bé duy trì sinh hoạt như những em bé khác. Nếu bệnh nặng thì phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và đặc biệt là phải ngủ đủ giấc.

Bệnh viêm khớp khớp vảy nến ở trẻ có thể có những ảnh hưởng xấu đến việc học tập, sinh hoạt của trẻ nên việc điều trị cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa như thấp khớp học, nhi khoa, phục hồi chức năng, chuyên gia tâm lý kết hợp với sự chăm sóc của gia đình.

Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống

Từ khóa: Viêm khớp vảy nến ở trẻ là bệnh gì cách điều trị ra sao?Kinh nghiệm hay tại BachHoaXanh