Vì sao tục khảo cây vào ngày Tết đoan ngọ lại giúp cây ra trái nhiều vào vụ sau?
Một trong những phong tục được lưu giữ lâu đời trong ngày Tết Đoan Ngọ chính là khảo cây để cây ra trái nhiều vào vụ sau. Vậy có ai thắc mắc vì sao tục này lại giúp cây trái trĩu quả hơn không? Câu trả lời có trong bài viết này.
Có rất nhiều phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ, trong đó có tục khảo cây để giúp cây ra trái nhiều vào vụ sau. Phải chăng khảo cây chỉ là một phong tục mang tính chất tâm linh hay đây là một hành động dựa trên khoa học rõ ràng? Thực hư thế nào hãy cùng Tip Hay tìm hiểu trong bài viết này.
1
Ý nghĩa của tục khảo cây vào ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5?
Việt Nam ta là một vùng đất mang đậm văn hóa nông nghiệp lâu đời. Người dân Việt Nam quan niệm trong ngày mùng 5/5 là giai đoạn chuyển mùa, mầm bệnh dễ phát sinh, dịch bệnh lây lan. Vì thế mà cũng xuất hiện nhiều tục lệ với mong muốn trừ, phòng bệnh như: hái lá thuốc, ăn trái cây, bánh tro, cơm rượu nếp cẩm,... Cũng vì lẽ đó mà tục khảo cây ra đời. Những cây bị khảo là những cây trồng nhiều sâu bệnh, ít ra trái, hoặc thậm chí không sai quả trong thời gian qua.
Tìm hiểu thêm: Vì sao cơm rượu là món ăn không thể thiếu vào ngày Tết Đoan Ngọ?
Đúng 12 giờ trưa (tức giờ Ngọ), sẽ có hai người, thường là một lớn một bé ra khảo cây. Người nhỏ tuổi sẽ trèo lên cây đóng vai cây, người ở dưới sẽ bắt đầu hỏi tại sao mùa này không ra trái, song song đó lấy dao gõ vào thân cây.
Lúc này sẽ diễn ra một cuộc đối đáp từ hai bên, đến cuối cùng, người ở dưới sẽ bổ nhẹ vào thân cây và cao giọng “đe dọa” nếu vụ sau không sai quả nhiều sẽ bị đốn hạ.
Tập tục này thể hiện khao khát đủ đầy, sung túc của dân ta trong cuộc sống, không chỉ cây đơm hoa kết trái mà đời sống cũng ấm no, viên mãn.
2
Vì sao tục khảo cây vào ngày Tết Đoan Ngọ lại giúp cây ra trái nhiều vào vụ sau?
Theo vnexpress.net, bạn Vũ Tiến Dũng chia sẻ:
3
Có lời giải thích nào cho hiện tượng trên?
Thực vật sinh trưởng nhờ vào chất dinh dưỡng nuôi thân và lá. Khi ta dùng dao chặt vào thân cây, vô tình khiến cây ức chế sự sinh trưởng tự nhiên. Nếu cây quá xanh tốt nhưng không ra trái đồng nghĩa với việc cây đang phát triển thuận lợi, đồng đều ở các bộ phận.
Nếu ta chặt vào thân cây, lúc này cây sẽ gặp điều kiện phát triển không thuận lợi. Theo quy luật, cây sẽ tập trung đưa dưỡng chất nuôi quả, nhằm duy trì nòi giống nếu như cây chết.
Thực chất đây chỉ là tác động của con người lên sinh trưởng tự nhiên của cây, theo quy luật trao đổi chất, cây sẽ dùng hết khả năng nuôi quả.
4
Chỉ khảo cây thôi thì có đủ?
Nói đi thì phải nói lại, đây chỉ là một tập tục của người xưa. Ngày nay đa phần người trồng cây sẽ dựa vào quy luật trao đổi chất mà làm giảm sự sinh trưởng quá mức của cây bằng cách tỉa cành, tạo dáng cây,... như thế cây sẽ sai trĩu quả mà không cần nhờ đến khảo cây.
Quan trọng hơn hết, muốn cây ra trái nhiều thì phải kết hợp chế độ bón phân hợp lý, chăm sóc đúng cơ sở khoa học, điều kiện thời tiết , đất đai phù hợp,... Nếu vẫn duy trì cách trồng cũ, chắc chắn sẽ không có thu hoạch gì.
Tham khảo:
Mâm cúng Tết Đoan ngọ cần phải chuẩn bị những gì?
Khảo cây là một nét truyền thống đáng trân trọng của người dân Việt Nam, và hoàn toàn có tính chất khoa học. Tuy nhiên phải đảm bảo nhiều yếu tố khác như thay đổi chế độ phân bón tưới tiêu, hay chăm sóc kỹ lưỡng, xới đất, khoanh cây,... thì mới mong có một mùa quả bội thu.
Có thể bạn quan tâm: