Vì sao trẻ em dễ bị tăng thân nhiệt và đột quỵ do nhiệt?
Trẻ em dễ bị nóng hơn so với người lớn, do đó trẻ em sẽ dễ bị tăng thân nhiệt và đột quỵ do nhiệt. Vì sao trẻ em dễ bị tăng thân nhiệt và đột quỵ do nhiệt?
Việc của bạn là hãy giữ cho bé được mát mẻ trong hôm thời tiết oi bức tránh những nơi có nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến thân nhiệt của bé. Cùng Tip Hay tìm hiểu một số nguyên nhân khiến bé bị tăng thân nhiệt và đột quỵ do nhiệt nhé!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1
Tăng thân nhiệt và đột quỵ do nhiệt là gì?
Tăng thân nhiệt là sự tăng nhiệt độ cơ thể trên mức bình thường do cơ thể không điều hòa được nhiệt độ, khi tiếp xúc quá lâu trong môi trường nhiệt độ cao bé sẽ bị say nắng và đây cũng là một trong những biểu hiện lâm sàng của chứng tăng thân nhiệt.
Đột quỵ do nhiệt là bệnh nghiêm trọng nhất khi bị tăng thân nhiệt. Tiếp xúc trong môi trường nhiệt độ cao, nhiệt độ cơ thể lên từ 40 độ C trở lên sẽ khiến các chức năng của hệ thần kinh trung ương bị rối loạn. Có 2 loại đột quỵ do nhiệt bao gồm:
- Đột quỵ do nhiệt cổ điển là tình trạng do bé tiếp xúc trong môi trường có nhiệt độ cao quá lâu hoặc bé bị mãn tính tiềm ẩn.
- Đột quỵ do nhiệt quá sức là tình trạng thường xuyên xảy ra với các vận động viên và cầu thủ bóng đá trong trường hợp tập thể dục nặng trong thời gian dài ở môi trường có nhiệt độ cao.
Trẻ em dễ bị say nắng nếu chơi ở ngoài trời trong thời tiết nắng nóng quá lâu hoặc ngồi trong xe hơi đậu dưới trời nắng nóng oi bức.
2
Vì sao trẻ em dễ bị tăng thân nhiệt và đột quỵ do nhiệt?
Trẻ em dễ bị tăng thân nhiệt và đột quỵ do nhiệt hơn người lớn bởi các đặc điểm giải phẫu và sinh lý:
- Sự sản sinh nhiệt: Quá trình trao đổi chất nhiều hơn nên tốc độ trao đổi chất cao hơn.
- Diện tích bề mặt cơ thể: Trẻ nhỏ có tỷ lệ diện tích bề mặt trên khối lượng lớn hơn nên tốc độ hấp thụ nhiệt lớn hơn.
- Tuần hoàn máu: Trẻ em có thể tích máu tuyệt đối và cung lượng tim nhỏ hơn nên khả năng tản nhiệt thấp hơn.
- Sản xuất mồ hôi: Trẻ em có tỷ lệ đổ mồ hôi thấp hơn nên trong cùng một nhiệt độ môi trường, trẻ đổ mồ hôi chậm hơn.
- Bổ sung nước: Khi vận động nặng lâu dài, không được chăm sóc thích hợp, trẻ sẽ không được bổ sung nước đầy đủ.
- Thích nghi: Tốc độ đổ mồ hôi cao hơn, ngưỡng nhiệt độ thấp hơn để đổ mồ hôi, thất thoát điện giải trong mồ hôi thấp, nhịp tim thấp, khả năng sản xuất aldosteron cao hơn giúp giảm natri niệu, nhiệt độ bên trong và da thấp hơn nên người lớn có khả năng thích nghi tốt hơn so với trẻ.
3
Các triệu chứng của kiệt sức do nhiệt và đột quỵ do nhiệt ở trẻ em
Trẻ bị kiệt sức do nhiệt có thể bao gồm các các triệu chứng:
- Khát nước bất thường
- Da trẻ ẩm, mát
- Chuột rút chân
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc ngất xỉu
- Nhiệt độ cơ thể dưới 40oC
Các triệu chứng đột quỵ do nhiệt phần lớn trùng với triệu chứng của kiệt sức do nhiệt. Ngoài ra, còn xuất hiện các biểu hiện sau:
- Nhiệt độ cơ thể từ 40oC trở lên và không đổ mồ hôi
- Da nóng, đỏ, khô, trẻ trong trạng thái bồn chồn, lơ mơ, ảo giác
- Mạch nhanh, thở nhanh, gấp, nông, nôn, tiêu chảy
- Co giật, đi lại khó khăn
- Hơn mê, mất nhận thức, bị sốc
4
Cần phải làm gì khi phát hiện trẻ bị kiệt sức do nhiệt và đột quỵ do nhiệt?
Khi phát hiện trẻ xuất hiện những dấu hiệu kiệt sức do nhiệt, bố mẹ nên:
- Nhanh chóng đưa vào trong nhà, phòng điều hòa càng tốt.
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, cho trẻ uống từng ngụm nước hoặc dung dịch điện giải. Ngoài ra, bạn rất nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp.
- Tắm mát cho trẻ, cho trẻ ở trần.
Nếu áp dụng những biện pháp trên mà không cải thiện, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Xử trí khi phát hiện trẻ bị đột quỵ do nhiệt, bố mẹ nên ngay lập gọi xe cấp cứu.
Trong khi chờ, bạn cần:
- Đưa trẻ vào khu vực mát mẻ, cho trẻ ở trần, dùng khăn nước mát xoa nhẹ cơ thể.
- Không cho trẻ ăn uống, uống thuốc hạ sốt.
5
Làm gì để phòng tránh đột quỵ do nhiệt và kiệt sức do nắng nóng ở trẻ em
- Khi nhiệt độ cao, không để trẻ trong xe dù chỉ một lát.
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.
- Khuyên trẻ uống nhiều nước hơn trong những ngày nắng nóng.
- Cho trẻ chơi ở khu vực có bóng râm khi ra ngoài.
- Kiểm tra xem trẻ có giữ được bình tĩnh không khi ngồi trong xe.
- Trẻ em dễ bị tăng thân nhiệt và dễ bị đột quỵ do nhiệt do đó hãy tránh khỏi ánh nắng mặt trời cũng như nhiệt độ môi trường cao.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tăng thân nhiệt và đột quỵ do nhiệt ở trẻ em mà Tip Hay muốn chia sẻ đến bạn. Hi vọng thông tin trên hữu ích đến các bạn, bố mẹ hãy lưu lại và tham khảo nhé!
Nguồn: Trang Vinmec.com