Tip hay

Vì sao răng sứ bị ê buốt, đau nhức sau khi bọc? Cách giảm đau hiệu quả

Vì sao răng sứ bị ê buốt, đau nhức sau khi bọc? Cách giảm đau hiệu quả

Kỹ thuật nha khoa bọc răng sứ có thể gây ra tình trạng ê buốt, khó chịu và đau nhức. Cùng tìm hiểu các cách giảm đau hiệu quả sau khi tiến hành bọc răng sứ.

Bọc răng sứ là một phương pháp nha khoa mang tính thẩm mỹ cao nhưng có thể gây ra tình trạng ê buốt, đau nhức. Hôm nay, Tip Hay sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này cũng như các cách giảm đau thật hiệu quả nhé!

Lưu ý: Nội dung bài viết dưới đây đều mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia uy tín.

1 Nguyên nhân răng sứ bị ê buốt, đau nhức sau khi bọc

Nguyên nhân răng sứ bị ê buốt, đau nhức sau khi bọcNguyên nhân răng sứ bị ê buốt, đau nhức sau khi bọc

  • Nướu răng chưa thích nghi kịp: Sau khi bọc răng sứ, nướu răng chưa kịp thích nghi với một chất liệu răng mới nên có thể gây ê buốt nhẹ. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ nhanh chóng kết thúc trong khoảng vài tuần sau khi nướu răng thích nghi hoàn toàn với răng sứ mới.
  • Chưa điều trị tủy răng triệt để: Khi tủy bị viêm, bác sĩ nha khoa buộc phải điều trị trước khi bọc răng sứ. Tuy nhiên, nếu chưa điều trị triệt để tủy răng mà vẫn lắp mão sứ lên thì tình trạng ê buốt sau khi bọc răng sứ là không thể tránh khỏi.
  • Răng sứ bị lắp sai, không chuẩn với khớp cắn: Khi mão răng sứ bị lệch so với khớp cắn, lực ăn nhai bị dồn lên thân răng sứ, áp lực lên chân răng cũng tăng nên tạo cảm giác ê buốt, đau nhức.
  • Keo nha khoa lỏng: Răng thật và mão răng sứ sẽ được gắn dính với nhau bằng một loại keo nha khoa đặc biệt. Tuy nhiên, nếu thao tác sai sót, phần keo này có thể bị lỏng, rò rỉ ra ngoài và gây ê buốt cho răng bọc sứ.
  • Sử dụng răng sứ kém chất lượng: Một số loại răng sứ không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không đảm bảo tính dẫn nhiệt có thể gây hại cho cùi răng, nhất là lúc ăn đồ nóng hoặc quá lạnh.

2 Nguyên nhân khiến răng sứ bị ê khi uống lạnh

Nguyên nhân khiến răng sứ bị ê khi uống lạnhNguyên nhân khiến răng sứ bị ê khi uống lạnh

Trong tầm 2 - 3 ngày sau khi bọc răng sứ, bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng răng sứ bị ê buốt khi uống nước lạnh, tuy nhiên bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Thế nhưng, nếu tình trạng này kéo dài hơn và chưa có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên liên hệ các trung tâm nha khoa để được kiểm tra, thăm khám.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khiến răng sứ bị ê buốt khi uống lạnh có thể kể đến là:

  • Trước khi bọc răng sứ, tủy răng không được điều trị triệt để.
  • Cùi răng bị mài mòn quá nhiều, sai kỹ thuật.
  • Kỹ thuật bọc răng sứ không chuẩn xác.
  • Răng quá nhạy cảm.

3 Nên làm gì khi răng sứ bị ê buốt, đau nhức sau khi bọc?

Nếu răng sứ bị ê buốt, đau nhức, bạn nên đến gặp các chuyên viên nha khoa ngay để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị triệt để. Ngoài ra, bạn có thể làm theo một số phương pháp sau đây nhằm giúp thuyên giảm các tình trạng này:

Các cách hỗ trợ làm giảm cơn ê buốt, đau nhức sau khi bọc răng sứCác cách hỗ trợ làm giảm cơn ê buốt, đau nhức sau khi bọc răng sứ

  • Uống thuốc giảm đau: Trong trường hợp không thể tới nha khoa ngay, bạn có thể uống thuốc giảm đau để điều trị tại nhà, tuy nhiên cần phải có sự cho phép, hướng dẫn của các y dược sĩ trước khi dùng.
  • Súc miệng nước muối: Bằng cách pha 2 muỗng muối vào nước ấm, vi khuẩn trong khoang miệng có thể được loại bỏ, đồng thời cũng hỗ trợ hạn chế tình trạng ê buốt vì viêm nhiễm răng.
  • Chườm đá: Bằng cách sử dụng một ít đá lạnh chườm vào vùng gần răng sứ, bạn có thể giúp tình trạng ê buốt này được thuyên giảm hiệu quả, tuy nhiên cần lưu ý không được chườm trực tiếp vào chỗ bọc răng sứ vì có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

4 Cách chăm sóc răng sứ bị ê buốt, đau nhức sau khi bọc

Nhằm giúp răng sứ giữ được màu sắc trắng sáng, mạnh khỏe như lúc đầu, bạn nên chăm sóc răng sứ theo các cách sau:

Cách chăm sóc răng sứ bị ê buốt, đau nhức sau khi bọcCách chăm sóc răng sứ bị ê buốt, đau nhức sau khi bọc

  • Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, trong đó gồm 2 lần vào sáng tối và sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút. Ngoài ra, bạn cần tránh việc chải răng theo chiều ngang mà nên chải từ trên xuống theo chiều dọc và từ trong ra ngoài.
  • Nên sử dụng bàn chải mềm hoặc máy tăm nước để vệ sinh răng miệng nhằm hạn chế tổn thương răng, nhất là với răng sứ.
  • Nên sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại hoàn toàn thức ăn thừa trong khoang miệng, đồng thời không nên dùng tăm xỉa răng nhằm tránh tổn thương nướu, chân răng.
  • Hạn chế hút thuốc tối đa để không làm răng sứ xỉn màu, ố vàng, mất thẩm mỹ.
  • Khi ăn uống, bạn nên trải đều lực nhai cho cả 2 hàm để răng sứ không phải chịu áp lực quá lớn.
  • Nếu bị nghiến răng, bạn nên đeo máng chống nghiến khi ngủ, ngoài ra cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để cải thiện tình trạng này, đồng thời tránh ảnh hưởng xấu đến chất lượng răng sứ.
  • Nên khám định kỳ răng miệng 2 lần/năm để được phát hiện kịp thời những vấn đề bất thường của răng sứ. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được bác sĩ kiểm tra độ cứng của răng sứ, viền răng sứ đã ôm sát nướu chưa,... nhằm nhận định xem răng sứ còn được sử dụng lâu không.

Trên đây là chi tiết thông tin về các cách giảm đau hiệu quả sau khi thực hiện bọc răng sứ. Hy vọng với bài viết này của Tip Hay, bạn sẽ có thể thực hiện phương pháp thẩm mỹ nha khoa này mà không phải lo về tình trạng ê buốt, khó chịu nữa nhé!

Nguồn: nhakhoaident.com

Từ khóa: Vì sao răng sứ bị ê buốt đau nhức sau khi bọc? Cách giảm đau hiệu quảrăng sứ bị ê buốt