Vì sao hậu covid bị ho nhiều? Tham khảo ý kiến chuyên gia
Nếu bạn gặp phải tình trạng ho nhiều hậu Covid thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để được các chuyên gia tư vấn nhé!
Sau khi mắc Covid, ta thường mắc phải nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó hiện trạng bị ho nhiều là phổ biến nhất. Hôm nay, hãy cùng Bách hoá Xanh tham khảo các ý kiến chuyên gia để hiểu rõ hơn về nguyên nhân của tình trạng này nhé!
1
Các di chứng hậu COVID-19
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), di chứng hậu COVID được hiểu là 1 hội chứng mà các bệnh nhân dương tính với COVID sau khi hồi phục vẫn sẽ gặp nhiều triệu chứng khó chịu trong hơn 4 tuần. Hiện nay, thế giới đã ghi nhận hơn 200 triệu chứng hậu COVID, có thể tác động hơn 10 cơ quan và 1/3 các triệu chứng này kéo dài khoảng 6 tháng.
Theo ông Nguyễn Như Vinh, tiến sĩ - bác sĩ, đồng thời là trưởng khoa thăm dò chức năng hô hấp tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, các triệu chứng hậu COVID thường gặp là: mệt mỏi, khó thở, nhịp tim nhanh, hay quên, đau đầu, khó tiêu, biếng ăn, rối loạn giấc ngủ, sức khỏe suy giảm, mức độ phục hồi khoảng 80 - 90%.
Tham khảo thêm:
Di chứng hậu Covid là gì? Làm sao để điều trị di chứng hậu Covid?
2
Vì sao hậu Covid lại bị ho nhiều?
Theo thống kê được công bố trên cổng thông tin điện tử của bộ Y tế Việt Nam, 50 - 70% bệnh nhân hậu COVID có triệu chứng ho khan trong khoảng 19 ngày, thậm chí là kéo dài trong 4 tuần hoặc nhiều tháng.
Ho được xem là 1 phản xạ cần thiết nhằm bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng đường hô hấp. Thông thường, khi phát hiện ra virus, vi khuẩn hay các vật thể lạ, dây thần kinh cảm giác sẽ kích thích cảm biến ho ở vùng tủy của não bộ, khiến các cơ xung quanh đường hô hấp cũng bị kích thích, từ đó gây ho nhằm đưa các vật thể lạ ra ngoài.
Đối với những bệnh nhân hậu COVID, virus có thể đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào các dây thần kinh cảm giác, khiến não bộ hiểu đây là một phần nguyên nhân có thể dẫn đến sự nhiễm trùng đường hô hấp, từ đó gây ra các cơn ho nhằm bảo vệ cơ thể.
Tham khảo: Hậu Covid kéo dài bao lâu? Làm sao để giảm di chứng sau Covid?
3
Các biện pháp điều trị ho hậu COVID
Bài tập 1: Tư thế ngồi hoa sen
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, trưởng đơn vị Điều trị ban ngày - Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tư thế ngồi hoa sen có thể làm cột sống của người tập được giãn ra, làm tăng sức thở và đồng thời khắc phục tình trạng ho khan ở bệnh nhân hậu COVID. Bạn có thể thực hiện tư thế theo các bước sau đây:
Ngoài ra, theo ý kiến bác sĩ Vũ, bạn nên thực hiện bài tập này đều đặn 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng, chiều và mỗi lần thực hiện khoảng 15 - 30 phút để giúp cải thiện thiện sự tập trung, hơi thở và sức khỏe.
Bài tập 2: Thở 4 thời có kê mông và giơ chân
Theo cố bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, cố giáo sư, bác sĩ vi trùng học và Đông y, đồng thời là cố Bộ trưởng bộ Y tế nhiệm kỳ 1969 - 1974, đây được coi là 1 trong những bài tập dưỡng sinh hàng đầu trong việc luyện thần kinh và khí huyết, giúp khắc phục hiệu quả tình trạng ho khan. Bạn có thể thực hiện bài tập theo hướng dẫn sau đây:
Đối với động tác này, bạn nên thực hiện khoảng 10 - 20 lần thở như trên và duy trì tập 2 lần/ngày để giúp điều trị dứt điểm tình trạng ho khan hậu COVID.
Chế độ dinh dưỡng
Theo ông Trần Tuấn Thành, thạc sĩ - bác sĩ khoa vật lý trị liệu, đơn vị điều trị hậu COVID-19 tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, bệnh nhân hậu COVID-19 cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất từ tôm, cua, cá, thịt, rau xanh, trái cây,... và tránh xa các thực phẩm cay nóng, đồng thời nên tránh để khô họng bằng cách uống nước ấm, thuốc ho, ngậm kẹo,...
Ngoài ra, các bệnh nhân cũng có thể tham khảo những thảo dược tự nhiên, lành tính và hiệu quả trong việc điều trị ho khan hậu COVID-19 như phó giáo sư - thạc sĩ Nguyễn Thị Bay tại bệnh viện Đại học Y dược - cơ sở 3 thành phố Hồ Chí Minh trình bày sau đây:
Dược liệu | Công dụng | Cách dùng |
---|---|---|
Cam thảo nam | Hạ nhiệt, kháng viêm, có thể điều trị ho, viêm họng, cảm sốt | Sắc uống, 8 - 12g/ngày |
Đại bì | An thần nhẹ, kháng viêm, chống oxy hóa | Sắc nước ấm, 6 - 12g/ngày |
Đinh lăng | Kháng histamin, kháng viêm | 1 - 4g/ngày |
Gừng | Thư giãn cơ trơn đường hô hấp, điều trị ho, kháng viêm, chống oxy hóa | Sắc uống, 3 - 6g/ngày |
Hẹ | Ức chế các yếu tố gây hoại tử khối u, kháng khuẩn | 12 - 24g/ngày |
Húng chanh | Kháng viêm, kháng khuẩn, nấm Candida | 10 - 16g/ngày |
Mã đề | Baicalin và aucubin trong thành phần có thể ức chế gốc tự do; Dịch chiết xuất | 6 - 12g/ngày |
Rẽ quạt | Chống oxy hóa | Sắc uống, 3 - 4g/ngày |
Sả | Kháng viêm, chống oxy hóa | Đối với rễ, lá: 6 - 12g/ngày, Đối với tinh dầu: 2 - 6 giọt hòa cùng với nước |
Tía tô | Ngăn ngừa bệnh dị ứng, kháng khuẩn, kháng viêm đối với bạch cầu đa nhân trung tính | Cành: 6 - 12g/ngày |
Bạc hà | Làm cơ hô hấp được thư giãn, kháng khuẩn, kháng viêm | Lưu ý khi sử dụng cho trẻ em, người lớn tuổi, người có tiền sử bệnh về hô hấp |
4
Khi nào cần đi khám, điều trị ho hậu COVID?
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn khoa Nhiễm thần kinh thuộc bệnh viện Nhi đồng 1, đối tượng cần phải được khám và điều trị ho hậu COVID là nhóm người có tiền sử dương tính và từng phải điều trị trong phòng hồi sức hay khu phục hồi chức năng.
Đồng thời, trong quá trình sinh hoạt, bệnh nhân hậu covid nếu gặp phải các hiện tượng như khó thở, tức ngực, vận động kém,... kèm theo những cơn ho khan kéo dài, khó chịu, gây mất ngủ, mệt mỏi hay thậm chí là bị đau nửa đầu thì cần đến bệnh viện hay trung tâm y tế gần nhà nhất để nhận được sự tư vấn chính xác cũng như phương pháp điều trị.
Trên đây là chi tiết các ý kiến của chuyên gia về tình trạng bị ho nhiều hậu COVID. Hy vọng với bài viết này của Tip Hay, bạn sẽ biết thêm nhiều thông tin cần thiết để có thể bảo vệ sức khoẻ của mình được tốt hơn nhé!
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC