Tip hay

Vì sao F0 đã tiêm đầy đủ vaccine nhưng vẫn tái nhiễm Covid-19?

Vì sao F0 đã tiêm đầy đủ vaccine nhưng vẫn tái nhiễm Covid-19?

Nhiều người nghĩ mình đã từng nhiễm Covid-19 thì sẽ có kháng thể mạnh. Vậy vì sao F0 đã tiêm đầy đủ vaccine nhưng vẫn tái nhiễm Covid-19? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Hiện nay dịch bệnh vẫn hết sức căng thẳng, nhiều biến chủng mới xuất hiện và tình trạng tái nhiễm Covid-19 trở nên phổ biến hơn. Một câu hỏi được đặt ra là: “Vì sao F0 đã tiêm đầy đủ vaccine nhưng vẫn tái nhiễm Covid-19?”

Vì vậy trong bài viết hôm nay hãy cùng Bách Hóa XANH tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi trên của nhiều người nhé!

1 Tái nhiễm do 2 biến chủng khác nhau

Theo Tiến sĩ Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học - Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT (ĐH Nguyễn Tất Thành) cho rằng, việc tái nhiễm Covid-19 thường xảy ra ở người đã từng mắc một biến chủng trước đó. Cụ thể, nếu bạn đã từng nhiễm biến chủng Delta, thì có khả năng rất cao sau đó bạn sẽ tái nhiễm một lần nữa với biến chủng mới Omicron.

Tái nhiễm do các biến chủng Covid khác nhauTái nhiễm do các biến chủng Covid khác nhau

Với các trường hợp tái nhiễm Covid-19 sau 1 tháng nhiễm bệnh là khá hiếm. Lúc này hệ miễn dịch đã có đủ khả năng bảo vệ, nhưng vẫn có các trường hợp hệ miễn dịch người bệnh suy yếu hoặc do tái nhiễm biến thể mới mạnh hơn mặc dù đã tiêm đầy đủ vaccine.

Tham khảo thêm:  Khỏi bệnh sau bao lâu thì F0 có thể tái nhiễm Covid-19?

Tái nhiễm do hệ miễn dịch người bệnh suy yếu hoặc do tái nhiễm biến thể mới mạnh hơnTái nhiễm do hệ miễn dịch người bệnh suy yếu hoặc do tái nhiễm biến thể mới mạnh hơn

Tiến sĩ, Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội truyền nhiễm TP.HCM cũng cho hay, tình trạng tái nhiễm trong thời gian ngắn là có thể hoàn toàn xảy ra, vì người bệnh nhiễm 2 biến chủng khác nhau.

Bên cạnh đó Bác sĩ Khanh cũng thông tin thêm, mọi người không nên hoang mang, lo lắng. Hãy tiêm đủ các mũi vaccine, chăm sóc sức khỏe thật tốt và ăn uống đầy đủ, vì những lần tái nhiễm sau sẽ nhẹ hơn lần đầu nếu được tiêm đủ vaccine.

Tham khảo thêm:  Bệnh nhân bị tái nhiễm Covid-19 có nguy hiểm không?

2 Tái nhiễm do suy giảm nồng độ kháng thể

Một nguyên nhân dẫn đến tái nhiễm Covid-19 đó chính là suy giảm nồng độ kháng thể. Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa y tế công cộng Đại học Y dược TP.HCM cho biết, miễn dịch sẽ được tạo ra khi nhiễm Covid-19 nhưng không bền vững, vì luôn có sự suy giảm nồng độ kháng thể trong máu.

Mặt khác, các biến thể mới mạnh hơn sẽ xâm nhập nhanh mà kháng thể sẽ không chống lại kịp thời.

Luôn có sự suy giảm nồng độ kháng thể trong máuLuôn có sự suy giảm nồng độ kháng thể trong máu

"Covid-19 có hai đặc điểm. Thứ nhất, Covid-19 xâm nhập vào cơ thể rất nhanh, thời gian ủ bệnh ngắn có thể chỉ 1 - 2 ngày, cơ thể chưa kịp kháng cự thì virus đã vào rồi. Thứ hai, Covid-19 không thâm nhập vào đường máu mà thâm nhập vào niêm mạc, trong khi niêm mạc thường ít kháng thể. Do vậy, kháng thể của cơ thể nếu có chống lại Covid-19 thường không bền vững", PGS.TS Đỗ Văn Dũng thông tin.

Nên tiêm vaccine để tăng cường kháng thểNên tiêm vaccine để tăng cường kháng thể

Tiến sĩ Minh cũng cho biết: “Sau khi mắc biến chủng Omicron, kháng thể được tạo ra thường không cao bằng sau khi mắc biến chủng Delta, nên dù chúng ta còn kháng thể nhưng khả năng chống chịu của cơ thể đã suy giảm, khả năng tái nhiễm vẫn có thể xảy ra trong một tháng, nhất là người có hệ miễn dịch yếu. Đó là lý do mọi người tuyệt đối không chủ quan. Thông thường nguy cơ tái nhiễm sau khoảng 3 tháng sẽ cao hơn”.

Nên chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình, tiêm vaccine đầy đủNên chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình, tiêm vaccine đầy đủ

Chính vì vậy, bạn nên chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình, tiêm vaccine đầy đủ trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Không nên để tái nhiễm Covid-19 vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người nhiễm và sức khỏe của cộng đồng. Với người cao tuổi có các bệnh nền thì việc tái nhiễm Covid-19 có thể nặng và nguy hiểm hơn.

3 Cần chuẩn bị gì khi điều trị F0 tại nhà?

Theo những con số đã thống kê, người đã tiêm đủ vaccine thì tỷ lệ chuyển biến nặng không cao, tuy nhiên không được chủ quan. Theo BS Bùi Nghĩa Thịnh - Phòng khám Gia đình TP HCM - ngoài dựa vào những khuyến cáo của Bộ Y tế dành cho F0 thì người dân cần chuẩn bị tâm thế, dụng cụ và bình tĩnh để tự điều trị tại nhà

Theo bác sĩ thì có 2 vật dụng mà F0 không thể thiếu là máy đo SpO2 và nhiệt kế. Ngoài ra, có thể trang bị thêm máy đo huyết áp.

Đặc tính của virus SARS-CoV-2 là làm giảm oxy máu nhưng bệnh nhân không hề biết và cảm thấy bình thường. Hiện tượng này được gọi là thiếu oxy âm thầm. Người bệnh không theo dõi thì lượng oxy trong máu đến thời điểm nào đó sẽ hạ thấp, dẫn đến kiệt quệ và tử vong do thiếu oxy. Vì vậy khi điều trị F0 tại nhà bắt buộc phải có máy đo SpO2.

Điều trị F0 tại nhà bắt buộc phải có máy đo SpO2Điều trị F0 tại nhà bắt buộc phải có máy đo SpO2

Ngoài ra, khi F0 điều trị ở nhà cần phải ghi lại thông tin ngày phát bệnh để cung cấp cho bác sĩ khi cần thiết. Ngoài ra, không tự ý thực hiện theo những thông tin không chính thống mà nên liên hệ với Trung tâm y tế phường, xã để được hỗ trợ và tư vấn.

Tham khảo thêm: Cách sử dụng máy SpO2 đo nồng độ oxy trong máu ra sao?

Trên đây chính là một số nguyên nhân gây nên việc tái nhiễm Covid-19. Biết được những nguyên nhân trực tiếp này, bạn phải luôn chăm sóc bản thân trong tình hình dịch bệnh này nhé. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn.

Nguồn: Báo Sức Khỏe & Đời Sống

Có thể bạn quan tâm:

Từ khóa: Vì sao F0 đã tiêm đầy đủ vaccine nhưng vẫn tái nhiễm Covid-19?bị covid có bị lại khôngngười mắc covid tái nhiễm sau bao lâutái nhiễm covid