Vì sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và cách rơ lưỡi cho bé
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là rất cần thiết, tham khảo bài viết sau để biết các cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh với các nguyên liệu thiên nhiên an toàn cho bé.
Trẻ sơ sinh mặc dù chưa ăn thức ăn dặm, thông thường chỉ bú mẹ hoặc bú sữa ngoài tuy nhiên vẫn thường có những cặn trắng bám trên lưỡi khiến bé khó chịu, lười bú vì vậy việc giữ sạch cho miệng lưỡi của bé là việc nên làm. Bài viết dưới đây xin chia sẻ cụ thể hơn lý do bạn nên rơ lưỡi cho con và các cách rơ lưỡi phổ biến.
1
Tại sao phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?
Việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh cũng quan trọng giống như việc người lớn đánh răng hàng ngày vậy, cần phải rơ lưỡi cho trẻ để giữ cho miệng lưỡi của trẻ được vệ sinh, sạch sẽ.
Bề mặt lưỡi và khoang miệng trẻ rất nhiều vi sinh vật sẽ gây mùi hôi, điều này ảnh hưởng đến việc cảm nhận hương vị và thức ăn của trẻ nếu như không được vệ sinh sạch sẽ.
Sau khi bé bú sữa mẹ hoặc sữa ngoài sẽ có những mảng bám trắng bám trên lưỡi gọi là cặn sữa lâu ngày sẽ tạo thành tưa lưỡi gây khó chịu dẫn đến bé bỏ bú và dễ bị nấm miệng, đen miệng…
Rơ lưỡi cho bé là rất cần thiết, theo khuyến cáo của bác sĩ nên rơ lưỡi ít nhất 1 lần mỗi ngày hay khi thấy thấy lưỡi bé dơ, nên rơ lưỡi trước khi bú để tránh bé ọc ói.
Tham khảo: 4
mẹo dân gian chữa nấm miệng cho trẻ tại nhà hiệu quả
2
Các cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý
Cách này áp dụng cho trẻ từ 0 – 4 tháng tuổi.
Bước 1: Mua gạc ở các cơ sở y tế về.
Bước 2: Rửa tay sạch sẽ bằng nước rửa tay, sau đó đeo miếng gạc rơ lưỡi vào ngón trỏ nhúng đều vào nước muối sinh lý.
Bước 3: Bế trẻ đặt vào lòng mình, đầu trẻ nâng lên ngang ngực mẹ. Dùng ngón tay đưa vào miệng trẻ chà đi chà lại một cách nhẹ nhàng.
Bước 4: Khi rơ lưỡi cho bé mẹ nên rơ từ 2 vùng má rồi đến các vị trí khác trong vòm miệng, cuối cùng rơ lưỡi cho trẻ từ ngoài vào trong.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ
Áp dụng cho những trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên.
Bước 1: Lá hẹ đem rửa sạch, rồi cho vào nồi nước đun sôi. Vớt lá hẹ ra dã nhuyễn.
Bước 2: Cho thêm vào ít nước lá hẹ đã đun sôi trước đó, vắt lấy nước để rơ lưỡi.
Bước 3: Rửa tay sạch sẽ, dùng gạc rơ lưỡi nhúng vào nước hẹ và bắt đầu rơ lưỡi cho trẻ theo thứ tự 2 bên má, các vị trí quanh vòm miệng và cuối cùng là lưỡi.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót
Áp dụng cho những trẻ trên 5 tháng tuổi.
Bước 1: Chọn rau ngót sạch không thuốc, lấy lá rau ngót rửa sạch, ngâm muối trong 10 phút.
Bước 2: Vớt rau ngót ra đem đun sôi rồi nghiền nát lấy nước.
Bước 3: Rửa sạch tay, đeo gạc sau đó nhúng vào nước rau ngót và rơ lưỡi cho bé theo thứ tự như 2 cách rơ lưỡi phía trên.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong
Áp dụng cho bé trên 1 tuổi.
Bước 1: Chọn loại mật ong rừng nguyên chất.
Bước 2: Rửa tay sạch sẽ mẹ sẽ quấn gạc sạch quanh ngón tay, nhúng vào mật ong và rơ khắp vòm miệng, cuối cùng là lưỡi.
Bước 3: Sau khi rơ lưỡi xong mẹ có thể cho bé uống 1-2 thìa nước nhỏ để tráng miệng.
Những lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
- Nên rơ lưỡi cho bé khi bé đói để tránh bé bị ói, thời điểm rơ lưỡi tốt nhất là vào buổi sáng, hoặc sau bữa ăn khoảng 2 tiếng đồng hồ.
- Khi thấy lưỡi bé có mảng bám mẹ đừng chà xát mạnh hay cố lấy nó ra điều này có thể làm lưỡi bé bị tổn thương dễ gây viêm nhiễm.
- Rơ lưỡi thật nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh khiến lưỡi trẻ bị nhiễm trùng.
- Khi rơ lưỡi cho trẻ phải trẻ trên tay, không nên để trẻ nằm ngửa.
- Miếng gạc rơ lưỡi phải qua tiệt trùng chấm nước muối sinh lý 0,9%.
Đến đây chắc các mẹ đã biết nên hay không nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh rồi đúng không nào. Chăm sóc trẻ sơ sinh là điều vất vả nhưng hạnh phúc, các mẹ hãy làm những điều tốt nhất để bé yêu nhà mình luôn khỏe mạnh nhé!