Vì sao bị huyết áp thấp? Bị huyết áp thấp nên ăn gì?
Tình trạng huyết áp thấp xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân là gì và ăn gì khi bị huyết áp thấp? Cùng tìm hiểu qua bài viết nhé!
Người bị huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp đột ngột giảm thấp hơn 90/60 mmHg hay tụt từ 20 mmHg trở lên so với chỉ số huyết áp thông thường. Với các biểu hiện như: Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu,... nếu không quan tâm đúng cách sẽ rất nguy hiểm.
Việc hiểu rõ nguyên nhân vì sao bị huyết áp thấp, cũng như tìm hiểu chế độ ăn uống thích hợp sẽ bảo vệ sức khỏe của bạn. Dưới đây Tip Hay sẽ nêu rõ những vấn đề đó, cùng đọc qua bài viết này nhé.
Tham khảo thêm:
Huyết áp thấp nên làm gì, ăn gì? Cách xử trí khi bị tụt huyết áp
1
Nguyên nhân bị huyết áp thấp
Huyết áp thấp do sinh lý
Đối với phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là trong 24 tuần đầu của thai kỳ thì huyết áp có sẽ tụt hơn bình thường. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, cần cẩn trọng khi đứng lên, đang nằm hoặc ngồi,...
Hoặc nếu chế độ ăn uống của bạn bị rối loạn, hấp thu kém dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy kiệt nặng cũng là nguyên nhân.
Huyết áp thấp do bệnh lý
Có nhiều nguyên nhân bệnh lý dẫn đến tình trạng huyết áp thấp, trong đó liên quan đến tim mạch như: Rối loạn nhịp tim nhanh hay chậm, suy tim, hở van tim... hay trong các trường hợp sốc tim, sốc nhiễm khuẩn, sốc phản vệ cũng dẫn đến huyết áp thấp.
Người mắc các bệnh về nội tiết, gặp ở các bệnh nhận có vấn đề ở tuyến giáp: Suy giáp, suy thượng thận, hạ đường huyết,... Ngoài ra, khi bị đái tháo đường cũng gây huyết áp thấp.
Mất máu do chấn thương, chảy máu trong làm giảm lượng máu trong cơ thể hay những người lao động kiệt sức vì nắng nóng, sốt, tiêu chảy nặng, nôn nhiều,... khiến lượng nước vào cơ thể ít hơn lượng nước thải ra cũng làm chỉ số huyết áp thấp.
2
Các loại thực phẩm tốt cho người bị huyết áp thấp
Muối
Ngược lại với người huyết áp cao, người huyết áp thấp nên bổ sung lượng muối nhiều hơn. Theo Bác sĩ CKII Lương Võ Quang Đăng - Chuyên Khoa tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc: “Khi chúng ta ăn nhiều muối hơn, lượng muối đó sẽ giúp cho thể tích tuần hoàn, thể tích máu trong lòng mạch tăng hơn cải thiện tình trạng huyết áp thấp”.
Lời khuyên được đưa ra đối với người huyết áp thấp nên ăn mặn hơn một chút, lượng muối giới hạn từ 10-15g/ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Nước chanh
Khi lượng nước trong lòng mạch, thể tích máu giảm sẽ dễ dẫn đến tình trạng tụt huyết áp. Trong nước chanh có chứa các chất chống oxy hóa giúp điều hòa tuần hoàn máu và duy trì huyết áp ổn định.
Do đó, bạn nên bổ sung đủ nước cho cơ thể hay uống 1 cốc nước chanh với 1 chút muối để cải thiện tình trạng tụt huyết áp tạm thời.
Nho khô
Nho khô sẽ duy trì chỉ số huyết áp được ổn định nhờ việc hỗ trợ tăng cường hoạt động của tuyến thượng thận. Tăng tiết catecholamine từ tuyến thượng thận, đây là một chất điều hòa huyết áp động mạch.
Bạn nên ngâm khoảng 30-40 quả nho khô trong trong nước, để qua đêm và ăn vào buổi sáng lúc đói.
Hạnh nhân
Trong hạnh nhân chứa nhiều axit béo omega-3 và ít chất béo bão hòa. Vì vậy, hạnh nhân không chỉ giúp bạn ổn định huyết áp và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Tương tự nho khô, bạn có thể ngâm từ 4-5 quả hạnh nhân trong nước, để qua đêm. Bóc lớp vỏ ngoài rồi xay nhuyễn để trộn vào sữa nóng, uống vào buổi sáng.
Rễ cam thảo
Rễ cam thảo được xem như loại thảo dược tốt giúp tăng chỉ số huyết áp thấp do hàm lượng cortisol trong máu thấp.
Bạn có thể dùng rễ cam thảo được tán bột hoặc sấy khô, cho vào ly nước sôi và lọc lấy nước uống. Tuy nhiên, người bệnh không nên tiêu thụ quá nhiều cam thảo trong một ngày và thường xuyên vì lâu dài có thể sản sinh các chất độc cho cơ thể. Tốt nhất nên dùng ở mức quy định từ 4 – 8g/ ngày.
Thực phẩm giàu vitamin B12
Vitamin B12 là loại dưỡng chất tham gia vào việc sản xuất hồng cầu, ổn định hàm lượng sắt. Những loại thực phẩm giàu vitamin B12 như: Thịt bò, cá, trứng, gan, sữa và các chế phẩm từ sữa.
Ngoài ra, bạn có thể tăng cường vitamin B12 từ các thực phẩm nguồn gốc thực vật như: Các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau lá xanh, bông cải xanh, trái cây họ cam, măng tây, mầm lúa mì,…
Thực phẩm chứa caffein
Các loại thức uống chứa caffein như: Cà phê, trà, sô cô la đen, cola, ca cao,... có tác dụng tăng huyết áp tạm thời nhờ kích thích hệ thống tim mạch và tăng nhịp tim của bạn.
Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng các loại thức uống chứa caffein thường xuyên vì sẽ bị mất ngủ về đêm và các bệnh lý liên quan khác.
Tụt huyết áp khiến bạn cảm thấy chóng mặt, choáng váng, mất khả năng tập trung, mệt mỏi,...Tìm hiểu thêm về tụt huyết áp và một số
mẹo chữa tụt huyết áp tại nhà dễ thực hiện.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ từ bài viết trên của Tip Hay, sẽ giúp ích cho bạn hiểu rõ nguyên nhân vì sao bạn thường xuyên bị tụt huyết áp và tìm được chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec