Vì sao bé bú căng bụng vẫn đòi bú? Mẹ nên làm gì?
Sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt nhất đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khi bé đã bú căng bụng nhưng vẫn đòi, mẹ nên lưu ý và có thể làm một số việc sau.
Sữa mẹ sẽ giúp bổ sung dưỡng chất và mang đến cho trẻ sơ sinh nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu bé bú căng bụng nhưng vẫn đòi bú, mẹ nên lưu ý và tham khảo một số điều nên làm trong bài viết sau đây của Tip Hay.
1
Vì sao bé bú căng bụng vẫn đòi bú?
Việc cho con bú sữa mẹ thường kéo dài khoảng 6 tháng đến 2 năm đầu đời của trẻ sơ sinh. Đồng thời, lượng sữa bé uống trong một sẽ tùy vào nhu cầu của bé . Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ đã bú nhiều, no đến căng bụng thì nghĩa là bé đang có các mong muốn khác, trong đó điển hình như:
Con muốn thư giãn, liên kết với mẹ
Trẻ sơ sinh vẫn có những căng thẳng riêng mà con chưa đủ khả năng để diễn đạt bằng ngôn từ. Do đó, không chỉ giúp giải tỏa cơn đói, bé đòi bú liên tục còn có thể là vì muốn được gần gũi, liên kết với mẹ của mình hơn, từ đó giúp tạo cho con cảm giác an toàn, dễ chịu, thư giãn và thoải mái.
Con muốn dễ ngủ hơn
Khi con có những dấu hiệu gắt ngủ như ngáp nhiều, hay khóc, mệt mỏi, cáu kỉnh,... trẻ sơ sinh thường đòi bú sữa dù trước đó đã uống no đến căng bụng. Lúc này, tuy con rất muốn ngủ nhưng vẫn nên được mẹ ôm ấp và cho ngậm ti, từ đó giúp bé cảm thấy thoải mái cũng như dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Con muốn được giảm đau, khó chịu
Nhờ có thành phần melatonin, sữa mẹ có tác dụng giảm những triệu chứng đau bụng cũng như hỗ trợ cải thiện giấc ngủ của bé. Từ đó, nếu con đã no đến căng bụng nhưng vẫn đòi bú sữa mẹ thì có thể là vì trẻ đang cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hoặc gặp những vấn đề về tiêu hóa, cần được bổ sung sữa mẹ để cảm thấy dễ chịu hơn.
Con đang trải qua giai đoạn phát triển vượt trội
Trong một số thời kỳ phát triển vượt trội, trẻ cần được bú sữa mẹ nhiều hơn thông thường để đảm bảo sức khỏe toàn diện, trong đó cụ thể là một số cột mốc như 7 - 14 ngày tuổi; 2 tháng tuổi; 4 tháng tuổi và 6 tháng tuổi. Do đó, ở những giai đoạn này, mẹ chú ý biểu hiện của bé và cho bú thường xuyên hơn.
2
Trẻ sơ sinh đòi bú quá nhiều có sao không?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, việc nuôi dưỡng con bằng sữa mẹ trong giai đoạn đầu sẽ giảm các triệu chứng dị ứng, viêm tai giữa, tiêu chảy,... hiệu quả hơn rất nhiều so với sữa hỗn hợp. Tuy nhiên, thói quen con bú sữa mẹ dù đã no căng bụng vẫn khiến nhiều gia đình lo lắng và đặt ra nhiều câu hỏi thắc mắc về hậu quả, trong đó điển hình như:
Cho trẻ bú thường xuyên có phải là chiều hư con?
Thực chất, trẻ sơ sinh vẫn chưa có khả năng nhận thức, suy nghĩ để giải quyết vấn đề hay ‘thao túng tâm lý’ cha mẹ. Vì thế, gia đình chẳng cần phải lo lắng quá nhiều về việc cho con ngậm ti, bú sữa mẹ thường xuyên do điều này thường sẽ không hình thành nên thói quen xấu ở bé.
Con đòi bú liên tục có phải là vì không thể học cách tự ngủ?
Việc cho bé bú sữa mẹ thường xuyên có khả năng làm dịu cũng như giúp hỗ trợ cải thiện giấc ngủ của con tốt hơn. Do đó, khi trẻ sơ sinh đã bú căng bụng nhưng vẫn đòi bú để dễ đi vào giấc ngủ hơn, mẹ có thể không cần lo lắng mà nên đáp ứng nhu cầu được bú sữa của bé yêu.
Cho trẻ bú thường xuyên có phải khiến con bám mẹ hơn?
Sự gắn kết giữa mẹ với trẻ sơ sinh là một phần tự nhiên và rất quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng con. Tuy nhiên, việc bé bám mẹ khi được bú quá nhiều thực chất không mang ý nghĩa tiêu cực như nhiều người nghĩ. Bởi khi lớn, hành vi của trẻ sẽ được điều chỉnh để từ đó giúp con trở nên độc lập hơn.
3
Nên làm gì khi bé bú căng bụng vẫn đòi bú?
Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng đòi bú của trẻ sơ sinh mà mẹ sẽ có những cách xử lý, chăm sóc cho phù hợp. Nếu trẻ đòi bú chỉ để được dễ ngủ hay cảm thấy dễ chịu hơn, bạn có thể tiếp tục để con bú với điều kiện bé không có những biểu hiện như quấy khóc, gắt gỏng hay nôn ói.
Ngược lại, nếu trẻ sơ sinh đòi bú liên tục nhưng lại hay bị trớ sữa, ọc sữa thì mẹ cần ngừng cho con bú, thay vào đó có thể để bé ngậm ti giả, hát ru, dùng những loại đồ chơi tạo ồn trắng hoặc thay đổi tư thế nằm của con sao cho em bé cảm thấy được thư giãn, dễ chịu và thoải mái hơn.
Đồng thời, mẹ cũng cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của em bé. Trong trường hợp con có các triệu chứng bất thường hay liên tục đòi bú nhưng lại không tăng cân, phát triển chậm thì gia đình nên cho bé đi thăm khám, chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa nhằm có những biện pháp xử lý, chữa trị cho phù hợp.
Trên đây là một số việc mẹ nên làm trong trường hợp bé bú căng bụng nhưng vẫn đòi bú. Hy vọng với bài viết này của Tip Hay, bạn sẽ có thể bảo vệ an toàn và giúp con phát triển sức khỏe toàn diện nhé!
Nguồn: hellobacsi.com