Tip hay

Vải rất bổ dưỡng tuy nhiên không nên ăn quá nhiều vì những lý do sau

Vải rất bổ dưỡng tuy nhiên không nên ăn quá nhiều vì những lý do sau

Trái vải với hương vị đặc trưng, thơm, giòn, ngọt thanh, được rất nhiều người ưa thích, nhưng trái vải có công dụng gì và liệu ăn nhiều vải thì có tốt. Cùng tìm hiểu công dụng của trái vải đối với sức khoẻ ở bài viết này nhé.

Trái vải có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể con người, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều trái vải cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn đấy.

1 Tác dụng nổi bật của trái vải với cơ thể

Bổ sung vitamin dồi dào

Bổ sung vitamin dồi dào

Trong trái vải có nhiều vitamin C, E, K, B6 rất cần thiết và có lợi cho cơ thể.

Chỉ cần 1 trái vải, cơ thể nhận thêm 10% hàm lượng vitamin B6 cần thiết cho 1 ngày. Đây là loại vitamin đóng vai trò cần thiết trong 1 số hoạt động của cơ thể như tiêu hóa, phân hủy thức ăn, tham gia tạo hồng cầu, giúp cơ thể chống viêm.

Chứa calories thấp, dùng tốt cho người đang giảm cân

1 chén vải chỉ cung cấp 125 calories

1 chén vải chỉ cung cấp 125 calories, giúp bạn bổ sung chất xơ dồi dào, vitamin cần thiết, và giúp giảm cơn thèm ngọt hiệu quả. Đó là những lợi điểm tuyệt vời để liệt trái vải vào danh sách thực đơn cho người giảm cân.

Tăng cường hệ miễn dịch

Nhờ hàm lượng vitamin C tương đối cao của trái vải, vốn là dưỡng chất trong nhóm hàng đầu có lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật, đặc biệt là cảm cúm.

Theo Livestrong, 1 chén vải chứa khoảng 135mg vitamin C. Nhờ hàm lượng vitamin C tương đối cao của trái vải, sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật, đặc biệt làm cảm cúm.

Chất giảm đau tự nhiên

Trong trái vải có hợp chất flavonoid, có tác dụng như chất giảm đau giúp chặn đứng quá trình viêm sưng và ngăn chặn sự tổn hại các mô khi cơ thể bị tổn thương do tác động từ bên ngoài.

Điều hòa huyết áp

Trái vải là thực phẩm giàu kali. Và kali là yếu tố cần thiết để cơ thể kiểm soát huyết áp. Bên cạnh đó, vải cũng chứa hàm lượng sodium (natri) vô cùng thấp nên càng trở nên lý tưởng cho việc điều hòa, kiểm soát huyết áp.

Ngăn ngừa nhiều bệnh tật

Ngăn ngừa nhiều bệnh tật

- Chống lại các gốc tự do, ngừa ung thư hiệu quả: Trái vải là loại trái thứ 2 chỉ sau dâu tây chứa lượng chất chống oxy hóa và polyphenol dồi dào, giúp cơ thể  “tả xung hữu đột” với các gốc tự do vốn gây nhiều bất ổn cho cơ thể.

- Bảo vệ tim, ngăn ngừa những bệnh về tim mạch: Hàm lượng vitamin C cao trong trái vải hữu ích cho việc bảo vệ tim, hợp chất oligonol (R) vô cùng quý giá trong trái vải giúp cho tim khỏe hơn. Thịt trái vải lại có nhiều hợp chất flavonoid có vai trò cải thiện chức năng mạch máu và ngăn ngừa những bệnh về tim mạch.

Nghiên cứu cho thấy những người ăn trái vải thường xuyên giảm tần suất gây nhồi máu cơ tim so với những người khác.

Giúp nuôi dưỡng làn da

Chất chống oxy hóa trong trái vải có lợi cho làn da, giúp da khỏe mạnh hơn, loại bớt nếp nhăn, cho da căng tràn sức sống, giúp tăng nét trẻ trung.

Giúp xương chắc khỏe

Nhờ vào lượng phốt pho, magie và các chất khoáng như đồng, mangan, nên vải có thể hỗ trợ xương chắc khỏe, tránh tình trạng giòn hay dễ gãy. Ngoài ra, ăn vải thường xuyên có thể duy trì sức khỏe của xương nhờ kẽm và đồng làm tăng hiệu quả của vitamin D.

Tham khảo thêm: Lợi ích tuỵệt vời của trái vải đối với sức khỏe và sắc đẹp

2 Nguy cơ gây hại sức khỏe khi ăn nhiều vải

Gây dị ứng

- Vải có thể gây phản ứng dị ứng như suy hô hấp, phù nề da, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt,…

- Ăn quá nhiều vải có thể gây rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, phát sinh các triệu chứng dị ứng.

Gây nóng trong người

Gây nóng trong người

Trái vải có tính nóng, ăn nhiều dễ làm mất cân bằng nhiệt trong cơ thể, gây nhiệt miệng, mụn nhọt, chảy máu mũi, đau họng…

Phụ nữ mang thai và trẻ em không nên ăn quá nhiều trái vải.

Không tốt cho người bệnh tiểu đường

Không tốt cho người bệnh tiểu đường

Trái vải có khả năng làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Người bệnh tiểu đường, thai phụ có tiền sử tiểu đường thai kỳ không nên ăn nhiều loại trái cây này, khuyến cáo chỉ nên ăn ít hơn 6 – 7 trái trong 1 lần ăn.

Có thể gây triệu chứng “say vải”

Ngay cả những người sức khỏe bình thường cũng không nên ăn quá nhiều vải.

- Cùi vải thiều chứa nhiều glucoza, nếu ăn 1 lượng lớn vải tươi 1 lúc có thể khiến lượng lớn đường này vào máu, vượt quá khả năng hấp thụ và chuyển hóa của gan.

- Khi đường glucoza tăng đột biến, cơ thể sẽ phản ứng tăng tiết insuline để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp với các triệu chứng “say vải” như váng đầu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh, nóng trong người khiến nổi nhiều mụn…

Tham khảo thêm:  Vải thiều: Tác dụng đối với sức khoẻ, phân loại và cách chế biến

Qua bài viết này đã chỉ rõ công dụng của trái vải cũng như nguy cơ gây hại đối với sức khoẻ. Có cả mặt lợi và mặt hại, vì thế nếu nghiện trái vải bạn cũng chỉ nên ăn ở mức vừa phải để phát huy hết lợi ích của nó và hạn chế tác hại.

Từ khóa: Vải rất bổ dưỡng tuy nhiên không nên ăn quá nhiều vì những lý do saucó nên ăn nhiều vảiăn nhiều vải có tốt khôngăn nhiều vảiăn vảitrái vảicó nên ăn nhiều vảiăn nhiều vải có tốt khôngăn nhiều vảiăn vảitrái vải