Uống sữa đã hết hạn có sao không?
Không chỉ sữa mà các loại thực phẩm khác đều có hạn sử dụng của chúng. Cách tốt nhất là bạn nên dùng hết trước khi chúng hết hạn, như vậy sẽ đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình. Như vậy uống sữa hết hạn có sao không?
1
Sữa bột
Với các loại sữa bột dù là sữa dành cho bé hay người lớn thì khi sữa hết hạn cũng vẫn tồn tại nguy cơ xuất hiện nấm mốc, vi khuẩn.
Khi hộp sữa đã khui, đặt trong môi trường nóng ẩm rất dễ vón cục, lúc này bạn không nên sử dụng sữa bởi các vi khuẩn đang phát triển và thải độc tố trong sữa.
Dù bên ngoài hộp luôn có hạn sử dụng, tuy nhiên sữa có hết hạn trước ngày ghi trên hộp hay không còn do môi trường bảo quản sữa. Khi thấy sữa vón cục tuyệt đối không để trẻ sử dụng bởi chúng rất nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ.
2
Sữa tươi
PGS.TS Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam cho biết:
+ Với các loại sữa tươi, nếu hộp sữa của bạn không bị biến dạng, không có mùi vị lạ… thì việc quá hạn 1 - 2 ngày của sữa không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
+ Nhưng khi sữa đã quá hạn, xuất hiện biến dạng ở bao bì, bắt đầu có vị chua, lúc này vi sinh vật gây hại phát triển gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa cũng như đường ruột của bạn. Tuyệt đối không uống sữa này.
+ Để đảm bảo an toàn, không uống sữa tươi đã quá hạn quá 1 tuần dù chúng không có mùi vị lạ.
3
Dấu hiệu ngộ độc sữa
Sử dụng sữa hết hạn rất dễ nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum, từ 6 – 8 tiếng sẽ có những biểu hiện biểu hiện mơ màng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, với trẻ nhỏ sẽ kèm theo khó bú, khó nuốt, khóc yếu.
Khi thấy những biểu hiện trên tốt nhất bạn nên cho trẻ và người thân đến phòng khám gần nhất để kiểm tra.
Sữa hết hạn thật sự không tốt cho sức khỏe của bạn cũng như người thân trong gia đình. Vì vậy khi sữa hết hạn, bạn có thể tận dụng chúng trong việc vệ sinh nhà cửa, không nên uống sữa đã hết hạn, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Bạn sẽ quan tâm: