Tip hay

Tủ lạnh tiết kiệm điện hẳn nhờ vận dụng những mẹo đơn giản này

Tủ lạnh tiết kiệm điện hẳn nhờ vận dụng những mẹo đơn giản này

Bạn đau đầu khi tủ lạnh tốn quá nhiều điện để hoạt động? Đừng lo lắng mà hãy áp dụng những mẹo đơn giản dưới đây để tiết kiệm điện cho tủ lạnh nhà mình nhé!

Tủ lạnh là một trong những thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình để bảo quản thực phẩm và phải hoạt động xuyên suốt tiêu tốn nhiều điện năng cũng như tiền điện trong gia đình. Qua đây Tip Hay sẽ mách bạn 15 cách giúp tiết kiệm điện chắc hẳn bạn chưa biết.

1 Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh thích hợp

Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh thích hợp

Đừng dùng tủ lạnh ở mức nhiệt lạnh cao nhất (thường quy định là mức 5), mức càng cao tủ lạnh tiêu thụ càng nhiều điện. Cũng không chỉnh mức quá thấp sẽ không đủ nhiệt độ để bảo quản thực phẩm. Mức tốt nhất là mức trung bình (thường mức 3 hoặc 4).

2 Sắp xếp thực phẩm bên trong tủ lạnh ngăn nắp

Sắp xếp thực phẩm trong tủ ngăn nắp

Trước hết, bạn nên nhớ không để thực phẩm tựa vào mặt trong thành tủ, chắn ống thổi khí, sẽ khiến thức ăn mau hỏng và cản trở khí lạnh lưu thông ra phía ngoài, khiến tủ tốn nhiều thời gian hơn để làm lạnh, dẫn đến tiêu hao điện lãng phí.

Sẽ cần sắp xếp thực phẩm sao cho hợp lý, tạo khoảng hở giữa các thức ăn hay vật dụng trong tủ để khí lạnh có thể lưu thông tốt từ trong ra ngoài, giúp thức ăn được làm lạnh nhanh, giảm công suất tải của tủ.

3 Đừng để thức ăn nóng vào trong tủ lạnh

Không để thức ăn nóng vào tủ lạnh

Thức ăn còn nóng bảo quản vào tủ sẽ tỏa nhiệt nóng trong không gian tủ, bão hòa dần lượng khí lạnh và khiến tủ lạnh phải tăng công suất để làm lạnh trở lại, sẽ tiêu hao điện năng đáng kể.

4 Dùng dụng cụ bằng sành sứ, thuỷ tinh để bảo quản thực phẩm

Dùng thiết bị thuỷ tinh hoặc sành sứ để bảo quản thực phẩm

Thủy tinh, sành sứ là những chất liệu bắt hơi lạnh tốt, giữ nhiệt lâu sẽ có tác dụng rất tốt trong việc làm lạnh nhanh và gia tăng độ lạnh bên trong tủ khi dùng chúng bảo quản thức ăn trong tủ lạnh. Vừa vệ sinh dễ hơn lại giúp tiết kiệm điện.

5 Hạn chế mở cửa tủ lạnh nhiều lần

Hạn chế mở cửa tủ lạnh

Mỗi lần cửa tủ lạnh mở là một lần lượng lớn khí lạnh đối lưu với khí nóng bên ngoài tủ, càng mở tủ lạnh nhiều lần, tủ sẽ càng tốn công suất để tái làm lạnh. Hãy xác định trước bạn sẽ cần lấy những gì và bảo quản những gì trong 1 lần để tránh mở cửa tủ nhiều lần.

6 Đổi vị trí đặt tủ lạnh nếu cần

Đặt tut lạnh nơi thoáng mát

Nếu tủ lạnh nhà bạn đang đặt đúng hướng đón sáng, đón nắng, hoặc gần bên các vật dụng phát nhiệt như lò vi sóng, nồi cơm điện… thì nhiệt lượng bên ngoài có thể tác động tới tủ lạnh, làm chậm quá trình làm lạnh bên trong, tăng lượng điện tiêu thụ. Hãy đặt tủ lạnh nơi thoáng mát và cách tường khoảng 10cm là tốt nhất.

7 Vệ sinh mặt sau tủ lạnh

Vệ sinh sạch sẻ tủ lạnh

Với các chi tiết như dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc, khay chứa nước… cần được vệ sinh để các bộ phận này được sạch sẽ và hoạt động trơn tru nhất. Đây cũng là cách để tiết kiệm điện vì khi được vệ sinh sạch sẽ, tủ lạnh sẽ đạt hiệu suất làm việc cao hơn,

8 Tránh xa nguồn nhiệt và không kê sát tường

Nên đặt tủ lạnh ở nơi thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt. Không đặt tủ lạnh gần bếp ga, lò nướng, lò vi sóng. Bởi các nguồn nhiệt này làm cho tủ bị nóng ảnh hưởng đến hoạt động của máy nén.

Nên đặt tủ lạnh cách vách tường phía sau khoảng 10cm và cách hai bên khoảng 2cm để tủ lạnh có không gian bức xạ nhiệt. Ngoài ra, việc đặt tủ lạnh cao hơn mặt sàn khoảng 5cm giúp tránh ẩm ướt và quá trình tản nhiệt diễn ra tốt hơn.

Tránh xa nguồn nhiệt và không kê sát tườngTránh xa nguồn nhiệt và không kê sát tường

9 Chọn dung tích tủ lạnh phù hợp

Trước khi mua tủ lạnh bạn nên xác định số lượng thành viên trong gia đình, số lượng thực phẩm để lựa chọn dung tích cho tủ lạnh phù hợp. Tủ lạnh có dung tích càng lớn sẽ càng gây tiêu tốn nhiều điện năng gây hao phí và tủ lạnh nhỏ lại không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Vì vậy việc chọn dung tích cho tủ lạnh phù hợp trước khi mua cũng rất quan trọng.

Chọn dung tích tủ lạnh phù hợpChọn dung tích tủ lạnh phù hợp

10 Hạn chế bật tắt tủ lạnh thường xuyên

Bạn nên hạn chế tắt mở tủ lạnh thường xuyên vì mỗi lần khởi động lại sẽ tiêu tốn rất nhiều điện năng.

Nếu tủ lạnh lâu không sử dụng nên ngắt nguồn điện, tiến hành vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ, lấy toàn bộ thức ăn ra ngoài và đợi tủ khô ráo mới đóng cửa tủ để hạn chế vi khuẩn phát triển.

Hạn chế bật tắt tủ lạnh thường xuyênHạn chế bật tắt tủ lạnh thường xuyên

11 Tắt tính năng làm đá tự động khi không cần thiết

Đối với những tủ lạnh có tính năng làm đá tự động, chúng ta nên tắt tính năng này khi không có nhu cầu dùng nhiều đá hoặc đã đủ số lượng đáp ứng bởi đối với những dòng tủ này được trang bị thêm máy bơm trợ lực. Việc để máy bơm trợ lực hoạt động thường xuyên sẽ gây tiêu tốn điện năng đấy nhé.

Tắt tính năng làm đá tự động khi không cần thiếtTắt tính năng làm đá tự động khi không cần thiết

12 Rã đông định kỳ đối với tủ lạnh đóng tuyết

Đối với các dòng tủ lạnh cũ chưa được trang bị tính năng tự rã đông, hiện tượng lớp tuyết dày xuất hiện bên trong ảnh hưởng tiêu hao điện năng, giảm khả năng làm lạnh và chiếm diện tích bên trong tủ. Vì vậy, cần thường xuyên rã đông tủ để tiết kiệm điện và tối ưu không gian trong tủ lạnh.

Rã đông định kỳ đối với tủ lạnh đóng tuyếtRã đông định kỳ đối với tủ lạnh đóng tuyết

13 Vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ thường xuyên

Việc vệ sinh tủ lạnh nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc giúp tủ lạnh tản nhiệt tốt hơn.

Hãy vệ sinh tủ lạnh 1-2 tháng/lần để tiết kiệm điện hiệu quả. Bạn cũng nên kiểm tra lượng gas tủ lạnh hàng năm và bơm gas kịp thời để tránh máy nén bị quá tải gây tiêu tốn điện năng.

Vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ thường xuyênVệ sinh tủ lạnh sạch sẽ thường xuyên

14 Kiểm tra viền đệm cửa thường xuyên

Ngoài viền cửa của tủ lạnh có một miếng đệm được làm bằng cao su. Viền này ngăn nhiệt độ bên trong tủ lạnh thoát ra bên ngoài khi đóng cửa tủ.

Khi viền cao su bị cong hoặc nứt, hơi lạnh từ bên trong sẽ thoát ra ngoài khiến máy nén phải chạy hết công suất gây lãng phí điện năng. Nếu phát hiện viền cửa có vấn đề thì nên khắc phục ngay để tiết kiệm điện nhé!

Kiểm tra viền đệm cửa thường xuyênKiểm tra viền đệm cửa thường xuyên

15 Bọc kín thức ăn cho vào tủ lạnh

Chúng ta nên bọc kín thức ăn bằng màng bọc thực phẩm hoặc hộp đựng thực phẩm được đậy kín trước khi cho vào tủ lạnh nhằm hạn chế phát sinh mùi và đảm bảo dinh dưỡng trong thực phẩm. Khi thức ăn được bọc kín, máy nén sẽ điều tiết lượng khí ẩm hiệu quả, hoạt động với công suất ổn định hơn giúp tiết kiệm đáng kể lượng điện năng tiêu thụ.

Bọc kín thức ăn cho vào tủ lạnhBọc kín thức ăn cho vào tủ lạnh

Qua bài viết, chúng ta đã biết được 15 cách tủ lạnh của bạn luôn tiết kiệm điện năng cũng như điện phí và làm tăng tuổi thọ cho tủ lạnh của nhà bạn. Áp dụng ngay hôm nay bạn nhé!

Từ khóa: Tủ lạnh tiết kiệm điện hẳn nhờ vận dụng những mẹo đơn giản nàytiết kiệm điệncách tiết kiệm điệntiết kiệm điện cho tủ lạnhcách tiết kiệm điện cho tủ lạnhsử dụng tủ lạnh tiết kiệm