Tip hay

Trong 4 phong cách nuôi dạy con sau, bạn là phong cách nào? Cách nào tốt nhất?

Trong 4 phong cách nuôi dạy con sau, bạn là phong cách nào? Cách nào tốt nhất?

Các phụ huynh trong mỗi gia đình sẽ có cách dạy con khác nhau. Vậy trong 4 phong cách nuôi dạy con dưới đây, bạn là phong cách nào và cách nào là tốt nhất? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Một đứa trẻ từ sinh ra và lớn lên đều sẽ chịu sự bảo bọc và yêu thương của bố mẹ. Chính vì thế, cách dạy con của họ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, trưởng thành cũng như hành vi của con mình. Tuy nhiên, sẽ có nhiều cách dạy con khác nhau của mỗi gia đình, người thì khó tính, người thì dễ tính,...

Diana Baumrind - nhà tâm lý học và phát triển trẻ em nổi tiếng người Mỹ đã thực hiện nghiên cứu bằng cách quan sát và giao tiếp với phụ huynh của 100 trẻ em ở tuổi mẫu giáo và đưa ra 4 phong cách dạy con phổ biến nhất.

1 Cách dạy độc đoán

Với phong cách này luôn có quy tắc là “cha mẹ luôn đúng” và buộc trẻ phải nghe và làm theo chứ không được phép cãi lại lời của mình, luôn khắt khe với con mình.

Cách dạy độc đoán

Ưu điểm của cách này: Sự độc đoán của bố mẹ sẽ giúp trẻ sẽ được ngoan, lễ phép và không cãi lời người lớn, trẻ sẽ là người mạnh mẽ, thẳng thắn trong giải quyết vấn đề và không được vi phạm lỗi.

Nhược điểm: Với phong cách này sẽ có nhiều ảnh hưởng không tốt cho trẻ

Khó có thể duy trì một mối quan hệ tốt với trẻ khi chúng lớn lên. Cách này chỉ có thể áp dụng khi trẻ còn nhỏ, khi đến một độ tuổi nào đó thì có thể sẽ cãi lại lời bố mẹ hoặc nói dối để làm theo ý chúng.

Đứa trẻ không phát triển kỹ năng tự kỷ luật và quyết đoán của chúng từ những chuyện nhỏ nhất.

Làm ảnh hưởng đến tinh thần, suy nghĩ, tâm lý của trẻ: Những lúc làm sai thì phải chịu hình phạt nặng từ bố mẹ và tâm trạng lo lắng, sợ hãi và sẽ nghĩ mình không được sự yêu thương của bố mẹ mình, đặc biệt nếu tình trạng kéo dài trẻ có thể mắc về chứng tự kỷ.

Khi trẻ trưởng thành là lúc đủ để chúng có những quyết định riêng và sẽ phá vỡ những quy tắc mà bố mẹ đặt ra và rủi ro dẫn đến tình trạng trẻ dễ đi quá đà khi không còn sự quản lý của cha mẹ.

Trẻ dễ cắt đứt với cha mẹ một khi chúng thoát khỏi sự kìm kẹp của gia đình.

2 Cách dạy quyết đoán

Ở phong cách này, cũng sẽ tương tự như cách độc đoán, tuy có quyết đoán thế nhưng bố mẹ sẽ không quá khắt khe trong việc dạy con mà thay vào đó là sẽ lắng nghe, để ý đến hành vi của con và sẽ cho con quyết định những việc trong khả năng của chúng. Bố mẹ sẽ đưa ra những yêu cầu phù hợp với khả năng và độ tuổi của con.

Cách dạy quyết đoán

Ưu điểm:

Trẻ sẽ được là chính mình và sẽ phát triển được kỹ năng độc lập, tự chủ và tự điều chỉnh hành vi của mình thích hợp với hoàn cảnh.

Tinh thần trẻ tốt hơn: Với cách dạy này trẻ sẽ cảm nhận được sự ấm áp, sự yêu thương của bố mẹ từ đó trẻ sẽ thoải mái hơn, ngoan hơn và vâng lời hơn.

Khi lớn lên trẻ sẽ có sự quyết đoán và có trách nhiệm với xã hội, biết tự chỉnh đốn bản thân và hợp tác với người khác.

Trẻ được tự do bày tỏ những ý kiến, quan điểm, mong muốn của mình.

Nhược điểm:

Tuy trẻ được trình bày ý kiến, quyết định của mình nhưng vẫn phải thông qua quyết định của bố mẹ.

Vẫn phải chấp nhận sự nghiêm khắc, những việc của bố mẹ buộc trẻ phải làm. Tuy nhiên, những quy tắc này vẫn sẽ được bố mẹ đưa ra lời giải thích để con hiểu tại sao phải làm như vậy.

3 Cách dạy dễ dãi, nuông chiều

Ở phong cách này thì bố mẹ dành nhiều yêu thương, gần gũi con cái hơn và sẽ đáp ứng nhu cầu của con hơn là đòi hỏi chúng. Sự kỳ vọng của bố mẹ về việc trưởng thành và tự chủ của con cái tương đối thấp cho nên trẻ bị trừng phạt là rất ít.

Cách dạy dễ dãi, nuông chiều

Ưu điểm:

Mặt tinh thần của trẻ sẽ tốt hơn vì chúng luôn nhận được sự yêu thương, chiều chuộng của bố mẹ và không phải lo lắng hay sợ hãi mỗi khi làm sai.

Trẻ được tự do làm mọi việc, kể cả những việc không phù hợp với khả năng và độ tuổi.

Nhược điểm:

Trẻ không phân biệt được đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi sai.

Sẽ có tính ỷ lại và đòi hỏi bố mẹ phải phục tùng: Khi trẻ được đi học, tiếp xúc với nhiều người thì đôi khi sẽ yêu cầu bố mẹ đáp ứng về mặt vật chất, trẻ luôn nghĩ bạn mình có cái gì thì mình cũng sẽ kêu bố mẹ mua cho cái đó.

Trẻ sẽ có tính bốc đồng, không biết vâng lời, nổi loạn, không kiên trì trong các hoạt động, kết quả học tập kém và khó đạt được thành công.

4 Cách dạy bỏ bê, không quan tâm

Phong cách dạy này cũng khá tương đồng với cách dạy nuông chiều, tuy nhiên sẽ khác ở điểm là cách này con cái sẽ không nhận được sự quan tâm của bố mẹ. Họ chỉ đáp ứng việc ăn, ở của con, còn về cuộc sống hoặc sinh hoạt trong gia đình thì hầu như bố mẹ sẽ không để tâm đến và có khi sẽ giao việc nuôi dạy con cho người giúp việc hoặc ông bà.

Cách dạy bỏ bê, không quan tâm

Ưu điểm: Trẻ tự do, tự quyết định và những việc làm theo ý muốn của chúng.

Nhược điểm:

Những ý kiến của trẻ sẽ không được lắng nghe, không được chia sẻ từ bố mẹ.

Thiếu sự ấm, tình cảm quan tâm của bố mẹ dành cho con cái.

Trẻ không phân biệt được đâu là việc làm đúng, đâu là sai.

Những nhu cầu của trẻ luôn bị từ chối hoặc cha mẹ bỏ bê.

Không có khả năng kiểm soát bản thân mình.

Trong trường thì sẽ kết quả học tập kém, dễ trầm cảm hoặc có những biểu hiện xa cách xã hội.

Dễ hình thành thói hư, tập tụ bạn bè quậy phá và dễ vướng vào tệ tại xã hội.

Trong số những cách dạy con trên thì đều xuất hiện ở mỗi gia đình. Tuy nhiên, 1 trong số 4 cách dạy trên thì phong cách “quyết đoán" vẫn là phương pháp dạy tốt nhất mà các bậc phụ huynh nên áp dụng là do:

phong cách “quyết đoán" vẫn là phương pháp dạy tốt nhất

Ở cách này thì bố mẹ thường là những người hiểu lý lẽ và công bằng. Khi đưa ra các quy tắc, họ sẽ giải thích cho những quy tắc đó. Từ đó, trẻ sẽ hiểu được tại sao mình phải làm thế như vậy hoặc những quy tắc đó của bố mẹ có phù hợp hay không và sẽ tự rút ra những bài học cho bản thân.

Bên cạnh sự quyết đoán, trẻ vẫn được yêu thương, sự quan tâm của bố mẹ.

Ba mẹ cũng nên dành cho con những câu nói hay về con cái để thể hiện tình yêu thương của mình.

Trong mỗi gia đình, cũng sẽ có trường hợp người bố sẽ có cách dạy khác, mẹ có cách dạy khác sẽ làm cho trẻ có sự bối rối và thường lựa chọn cái thoải mái nhất với chúng. Chính vì thế, bố mẹ nên thống nhất với nhau trong cách dạy con để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm:

>> 6 bài học người Do Thái dạy con

>> Học Youtuber Quỳnh Trần JP cách dạy con cực khéo, ai ai cũng khen ngợi

>> 5 nguyên tắc dạy con từ khi còn nhỏ của cha mẹ Nhật mà bạn nên tham khảo

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: Trong 4 phong cách nuôi dạy con sau bạn là phong cách nào? Cách nào tốt nhất?cách nuôi dạy condạy conmẹ và bécách nuôi dạy condạy conmẹ và bé