Tip hay

Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ có nguy hiểm không? Ba mẹ cần làm gì?

Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ có nguy hiểm không? Ba mẹ cần làm gì?

Các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng bởi thấy con mình khi ngủ có hiện thở mạnh hơn bình thường. Vậy trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu nhé.

Khi các bé sơ sinh đột nhiên có các triệu chứng thở mạnh trong lúc ngủ đã khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. Nhiều người còn lo ngại liệu tình trạng này có phải là dấu hiệu của bệnh lý nào hay không. Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu về hiện tượng thở mạnh khi ngủ ở trẻ trong bài viết dưới đây nhé!

1 Nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh như thế nào?

Trẻ sơ sinh sẽ có cấu trúc của cơ quan hô hấp và nhịp thở tương đối khác so với người lớn. Bởi vì phổi của trẻ sơ sinh lúc này còn quá non nớt và đang trong quá trình dần hoàn thiện. Có thể nói, khoảng thời gian này hệ hô hấp của trẻ đang phải học cách vận hành sao cho thích ứng với thế giới bên ngoài. Cho nên, nếu bạn thấy trẻ đôi lúc thở mạnh hay tạm ngưng thở trong vài giây ngắn ngủi cũng là điều dễ hiểu. Thông thường, cơ quan hô hấp của trẻ sẽ mang những đặc điểm sau:

  • Trẻ sơ sinh sẽ thở bằng mũi là chủ yếu, chưa biết kết hợp với thở bằng miệng.
  • Lỗ mũi và đường thở của trẻ vẫn còn nhỏ và hẹp hơn so người lớn. Điều này khiến quá trình trao đổi khí diễn ra khó khăn hơn.
  • Cấu tạo thành ngực chủ yếu là sụn nên có tính chất mềm hơn người trưởng thành.
  • Trong điều kiện bình thường, trẻ sơ sinh khoảng 1 tháng tuổi sẽ có nhịp thở trung bình từ 40 đến 50 nhịp/ phút, còn trẻ dưới 12 tháng tuổi sẽ có nhịp thở từ 35 - 40 nhịp/ phút (Theo Tổ chức Y tế thế giới)
  • Trẻ sơ sinh thường hít thở theo một chu kỳ, tức mỗi nhịp sẽ nghỉ chừng 5 giây. Đây là một dấu hiệu hết sức bình thường và trẻ sẽ hết dần khi lớn lên.

Nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh như thế nào?Nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh như thế nào?

2 Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ thường do nhiều lí do khác nhau. Nếu xét về mặt sinh lý thì là do cấu trúc cơ quan hô hấp chưa hoàn thiện và bé chưa quen với môi trường bên ngoài. Ngoài ra, hiện tượng trẻ sơ sinh thở mạnh còn xuất phát từ nhiều phương diện khác nhau như sau:

  • Do tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như: Thay đổi thời tiết thất thường, lông chó mèo, bụi mịn, phấn hoa,... Đây là những tác nhân làm đường thở của bé bị kích ứng.
  • Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu và sức đề kháng còn yếu ớt nên dễ bị vi khuẩn và virus xâm nhập. Điều này có thể dẫn đến các bệnh viêm đường hô hấp dẫn đến các biểu hiện như: Thở mạnh, thở khò khè,...
  • Có thể trẻ đang gặp phải một loại bệnh lý về đường hô hấp như: Bệnh cúm hoặc cảm lạnh nếu có kèm theo các triệu chứng ho, sổ mũi, sốt. Trong trường hợp trẻ bị thở đến rút lõm lồng ngực hoặc thở nhanh, quấy khóc, da tím tái chính là dấu hiệu báo động bệnh hô hấp nặng như: Viêm phế quản cấp, viêm phổi, viêm tiểu phế quản.

Khi bạn thấy trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng trên thì hãy nhanh chóng đưa bé thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủNguyên nhân trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ

3 Dấu hiệu trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ

Việc trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ là một hiện tượng sinh lý thường thấy nên bạn cũng đừng quá lo lắng. Khi trẻ ngủ, bạn có thể thường xuyên thấy bé thở ra các nhịp thở nhanh vì cơ quan hô hấp của trẻ vẫn đang trong quá trình tập vận hành. Để rõ hơn về tình trạng này, bạn có thể kiểm tra xem trẻ có đang bị thở mạnh hay không bằng các cách sau:

Mẹ hãy ôm bé vào lòng, vén áo bé qua ngực và bắt đầu đếm nhịp thở (cử động lên xuống của lồng ngực và bụng bé). Tuy nhiên, mẹ nên thực hiện động tác này khi bé đang ngủ hoặc nằm im, không bú và không khóc. Tiếp đó, mẹ hãy đếm nhịp thở liên tục của bé trong khoảng 1 phút (để chính xác hơn, mẹ có thể đếm lại 2 đến 3 lần).

Sau đó, hãy đối chiếu nhịp thở đếm được với thông số của Tổ chức Y tế đưa ra như sau:

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi: Nhịp thở ≥ 60 lần/phút là bình thường
  • Trẻ trên 2 tháng - dưới 12 tháng tuổi: Nhịp thở từ 50 lần/phút là bình thường
  • Trẻ từ 1 - 5 tuổi: Nhịp thở khoảng 40 lần/phút là bình thường

Mẹ đếm nhịp thở cho trẻMẹ đếm nhịp thở cho trẻ

Nếu trẻ sơ sinh thở mạnh nhưng vẫn vui chơi và bú sữa bình thường, bụng phập phồng nhưng thở không nhanh hay rút lõm lồng ngực thì bạn không cần quá lo lắng. Nếu trẻ thở mạnh kèm theo một số dấu hiệu sau thì cha mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt:

  • Trẻ thở nặng nề, khò khè: Khi ngủ tiếng thở của bé trở nên khó khăn, nặng nề, như tiếng ngáy. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đang có nguy cơ bị co thắt ống dẫn khí hay bị phù nề nắp thanh quản.
  • Ngực phập phồng khi trẻ thở mạnh: Nếu khi thở vùng ngực của bí bị lõm xuống và phập phồng thì có thể bé đang bị khó thở
  • Nếu bé xuất hiện các triệu chứng ho, sốt, chán ăn, quấy khóc,... thì đây là dấu hiệu của bệnh viêm phổi rất nguy hiểm. Các bậc cha mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủDấu hiệu trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ

4 Ba mẹ nên làm khi bé sơ sinh thở mạnh khi ngủ?

Khi bé sơ sinh thở mạnh trong lúc ngủ, cha mẹ cần thực hiện các việc sau để bé cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Chỉnh sửa lại tư thế ngủ cho bé. Sau khi sửa đổi lại tư thế thì cha mẹ nên quan sát biểu hiện thở của bé, lắng nghe xem bé còn thở mạnh như trước hay không. Nếu vẫn thở mạnh và khò khè thì tức là hệ hô hấp của bé đang gặp vấn đề.
  • Vệ sinh mũi thường xuyên cho bé. Trong khoang mũi của trẻ rất có thể chứa nhiều bụi bẩn và chất nhờn. Chính vì vậy, bạn cần làm thoáng đường thở bằng cách vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 đến 3 lần/ tuần, mỗi lần nhỏ khoảng 2 giọt và nên làm cho nước muối ấm lên một chút. Nếu bé có hiện tượng thở mạnh thì hãy tăng tần suất lên 2 lần/ ngày.
  • Nếu trẻ thở mạnh kèm theo các triệu chứng bất thường khác, bạn nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ nagy.

Ba mẹ nên làm khi bé sơ sinh thở mạnh khi ngủ?Ba mẹ nên làm khi bé sơ sinh thở mạnh khi ngủ?

Trên đây là các thông tin xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ và các dấu hiệu nhận biết tình trạng trên. Bạn đừng quá lo lắng khi bé con có hiện tượng thở mạnh mà hãy bình tĩnh quan sát để đưa ra các phương pháp chăm sóc trẻ đúng đắn. Việc thở mạnh là một hiện tượng sinh lý thường thấy nhưng nếu đi kèm cùng các triệu chứng bất thường khác thì bạn nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ kịp thời.

Nguồn: Medlatec.vn

Từ khóa: Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ có nguy hiểm không? Ba mẹ cần làm gì?Kinh nghiệm hay tại BachHoaXanh