Tip hay

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình phải làm sao? Cách giúp bé ngủ ngon

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình phải làm sao? Cách giúp bé ngủ ngon

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình là vấn đề khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân và cách khắc phục việc trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình nhé!

Ngủ hay giật mình là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Có nhiều trẻ gặp phải tình trạng ngủ hay bị giật mình, ngủ không sâu giấc, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Tip Hay để hiểu những việc cần làm khi con ngủ hay giật mình bạn nhé!

1 Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

Nguyên nhân sinh lý

Ngủ giật mình là sự phản xạ bình thường ở trẻ sơ sinh. Khi còn trong bụng mẹ, trẻ sẽ có cảm giác an toàn hơn khi ra đời. Chính vì vậy, bé sẽ hay giật mình và cảm thấy chới với do chưa quen với môi trường rộng lớn xung quanh. Cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ biến mất sau khoảng 3-6 tháng từ khi ra đời.

Đối với những bé có độ tuổi lớn hơn, ngủ hay giật mình còn có những nguyên nhân do tác động của môi trường bên ngoài như tiếng ồn, nhiệt độ, ánh sáng, thay đổi tư thế ngủ,... Ngoài ra, ngủ mơ thấy những điều đáng sợ cũng khiến trẻ bị giật mình thức giấc.

Nguyên nhân sinh lýNguyên nhân sinh lý

Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý như viêm tai, trào ngược dạ dày, suy nhược cơ thể, thiếu canxi, bệnh thần kinh,... cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh ngủ bị giật mình. Cha mẹ cần theo dõi những biểu hiện bất thường của con bên cạnh việc ngủ hay bị giật mình để kịp thời đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị.

Nguyên nhân bệnh lýNguyên nhân bệnh lý

2 Trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ liên tục có nguy hiểm không?

Cơ thể chậm phát triển

Đối với trẻ sơ sinh, một giấc ngủ sâu giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển não bộ. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, trẻ cần được ngủ ngon và ngủ đủ giấc để tăng sức đề kháng, từ đó giúp cơ thể được phát triển một cách toàn diện.

Trong quá trình ngủ, cơ thể sẽ tiết ra hormone tăng trưởng và khi ngủ sâu giấc, lượng hormone này sẽ tiết ra nhiều gấp 4-5 lần so với một giấc ngủ thông thường. Chính vì thế, trẻ có thể đối mặt với cân nặng và chiều cao kém phát triển về sau.

Cơ thể chậm phát triểnCơ thể chậm phát triển

Suy giảm trí tuệ

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị phản ứng bởi những âm thanh xung quanh mình. Bé có thể bị giật mình do yếu tố bên ngoài tác động như tiếng ồn lớn, âm thanh khó chịu,... xảy ra trong quá trình ngủ. Điều này về lâu dài sẽ khiến não bộ bị tổn thương, dẫn đến sự suy giảm trí nhớ hoặc rối loạn cảm xúc ở trẻ khi lớn hơn.

Suy giảm trí tuệSuy giảm trí tuệ

Nguy cơ bị ngừng thở

Thông thường, khi trẻ sơ sinh bị giật mình nếu không ngủ lại được sẽ quấy khóc liên tục. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ khiến hệ hô hấp của bé yếu đi, làm cho bé khó thở và thậm chí là ngừng thở.

Đặc biệt, do ngủ hay giật mình nên lượng hormon tăng trưởng tiết ra trong cơ thể của trẻ sơ sinh khá ít. Từ đó dẫn đến sức đề kháng yếu, suy giảm chức năng hô hấp, dễ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, nhiễm trùng,...

Nguy cơ bị ngừng thởNguy cơ bị ngừng thở

3 Cách cải thiện tình trạng trẻ ngủ hay bị giật mình

Cho trẻ ngủ trên giường hoặc cũi

Ru ngủ trên tay có thể khiến bé giật mình tỉnh giấc mỗi khi được mẹ đặt xuống giường. Để khắc phục tình trạng này, khi nhận thấy trẻ bắt đầu buồn ngủ, bạn hãy cho trẻ ngủ trên giường hoặc cũi hay từ đầu thay vì ru ngủ trên tay.

Cho trẻ ngủ trên giường hoặc cũiCho trẻ ngủ trên giường hoặc cũi

Quấn khăn cho bé khi ngủ

Nhiều cha mẹ đã áp dụng cách quấn khăn hoặc mền cho con lúc đi ngủ để con cảm thấy thoải mái, an toàn và dễ chịu. Khi có cảm giác an toàn, trẻ sẽ ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn. Lưu ý không quấn khăn quá dày hoặc quá chật vì sẽ khiến bé càng trở nên khó chịu hơn.

Quấn khăn cho bé khi ngủQuấn khăn cho bé khi ngủ

Chơi với bé nhiều hơn

Bạn cần chơi đùa và cho bé vận động nhiều hơn mỗi ngày để bé dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Một số hoạt động bạn có thể chơi cùng trẻ sơ sinh như trò chuyện, cười đùa, cho bé cử động tay chân nhẹ nhàng,... Đối với những đứa trẻ lớn hơn, bạn nên cho bé vẽ tranh, hát, đọc sách,... Ngoài ra, bạn nên lưu ý không cho bé vận động quá nhiều trước giờ đi ngủ vì sẽ khiến bé mệt mỏi và dễ bị thức giấc đột ngột.

Chơi với bé nhiều hơnChơi với bé nhiều hơn

Xây dựng thói quen đi ngủ đúng giờ

Bạn nên xây dựng một khung giờ đi ngủ cố định vào mỗi ngày cho con. Điều này sẽ giúp trẻ có thói quen sinh hoạt lành mạnh, đi ngủ đúng giờ và không gặp phải vấn đề ngủ không đủ giấc. Đặc biệt, không nên cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày vì điều này sẽ dẫn đến các triệu chứng khó ngủ hoặc mất ngủ vào ban đêm.

Xây dựng thói quen đi ngủ đúng giờXây dựng thói quen đi ngủ đúng giờ

Đảm bảo không gian ngủ yên tĩnh

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với những tác động của môi trường xung quanh. Chính vì vậy, bạn cần đảm bảo rằng phòng ngủ của bé phải thật sự yên tĩnh, ánh sáng và nhiệt độ phù hợp, không gian thoáng mát,... Nếu có âm thanh quá ồn ào hoặc không gian ngủ bị nóng nực, bé sẽ bị giật mình và khó có thể vào giấc ngủ.

Đảm bảo không gian ngủ yên tĩnhĐảm bảo không gian ngủ yên tĩnh

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc việc trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình cũng như một số cách giúp bé ngủ ngon hơn. Hy vọng thông tin do Tip Hay tổng hợp sẽ hữu ích với bạn.

Nguồn: medlatec.vn

Từ khóa: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình phải làm sao? Cách giúp bé ngủ ngontrẻ ngủ giật mìnhcách giúp bé ngủ ngontrẻ sơ sinh ngủ hay giật mình