Trẻ sơ sinh môi thâm do đâu? Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị môi thâm
Trẻ sơ sinh môi thâm có gây nguy hiểm gì đến sức khỏe hay không và nguyên nhân chính của tình trạng này là gì, cách phòng ngừa như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Trẻ sơ sinh môi thâm là một trong những trường hợp thường xảy ra. Điều này khiến không ít bố mẹ cảm thấy lo lắng về sức khỏe của bé. Vậy tình trạng trẻ sơ sinh môi thâm có gây nguy hiểm gì không và cách phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng Tip Hay khám phá ngay tại bài viết sau đây nhé!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1
Trẻ sơ sinh môi thâm là như thế nào?
Trẻ sơ sinh môi thâm (trong tiếng Anh là circumoral cyanosis) là hiện tượng da ở quanh vùng miệng của trẻ bị xanh tím, nhất là vùng môi trên. Tình trạng này cũng thường xuất hiện ở bàn tay và chân của trẻ. Đối với những trẻ có da màu sẫm hơn thì môi sẽ có màu trắng và xám. Trẻ sơ sinh môi thâm bao gồm những loại sau đây:
- Da tím tái tạm thời: Hiện tượng này thường xuất hiện trong thời gian ngắn và biến mất trong vài phút.
- Da tím tái ngoại vi: Da tím tái ngoại vi gây ra do mạch máu động mạch bị ứ đọng lâu ở các chi, đồng thời mất đi lượng lớn oxy, từ đó làm giảm quá trình lưu thông máu cục bộ ở những cơ quan ngoại vi.
- Da tím tái trung ương: Nguyên nhân chính làm xuất hiện tình trạng da tím tái trung ương là do cơ thể bé mắc phải những bệnh về tim, phổi. Ngoài ra, hiện tượng này cũng có thể do một số loại hemoglobin bất thường gây biến đổi màu ở vùng lưỡi, niêm mạc miệng thành xanh hoặc tím.
2
Nguyên nhân môi trẻ sơ sinh bị thâm
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị da tím tái ngoại vi
Trẻ sơ sinh bị da tím tái ngoại vi do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Trẻ bị suy tim hoặc sốc tuần hoàn do quá trình bơm máu của tim bị giảm.
- Co thắt mạch máu tứ chi, ngón tay và chân.
- Trẻ mắc một số bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn như tắc mạch, huyết khối.
- Tiếp xúc với không khí lạnh.
- Do hiện tượng Raynaud. Đây là một bệnh lý các mạch máu bị co thắt khi gặp phải những tình huống căng thẳng làm giảm lượng máu cung cấp đến tế bào.
- Chứng tăng hồng cầu ở phụ nữ trẻ.
- Tác dụng phụ của thuốc chẹn beta.
- Các mao mạch, động mạch da nhỏ hơn bị co thắt.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị da tím tái trung ương
Trẻ sơ sinh bị da tím tái trung ương thường liên quan đến tim và phổi. Trong đó những nguyên nhân liên quan đến phổi như:
- Chấn thương khi sinh hoặc bị ngạt.
- Tràn khí màng phổi.
- Hội chứng suy hô hấp.
- Phù phổi.
- Vô tình hít phải phân su.
- Tràn dịch màng phổi.
- Thoát vị cơ hoành.
Những nguyên nhân trẻ sơ sinh bị da tím tái trung ương liên quan đến tim bao gồm:
- Mẹ bị nhiễm trùng khi mang thai.
- Mẹ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Trẻ sơ sinh bị một số hội chứng rối loạn di truyền như hội chứng Marfan, hội chứng Noonan, hội chứng Turner,...
- Mẹ thường sử dụng một số loại thuốc trong quá trình mang thai.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên thì trẻ sơ sinh môi thâm còn được giải thích bởi một số nguyên nhân khác như:
- Bé khóc liên tục: Việc khóc liên tục cũng có thể khiến khuôn mặt của bé bị nóng đỏ, môi bị thâm tím.
- Bé bị cảm lạnh: Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh thường khá yếu. Do đó trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời đang lạnh mà bé không được giữ ấm kịp thời thì sắc tố môi của bé sẽ bị nhợt nhạt, dẫn đến tình trạng môi thâm ở trẻ.
3
Trẻ sơ sinh môi thâm có nguy hiểm không?
Nhiều bố mẹ lo lắng liệu trẻ sơ sinh môi thâm có nguy hiểm hay không. Điều này còn phụ thuộc vào dấu hiệu cũng như nguyên nhân gây ra hiện tượng môi thâm. Đặc biệt, tình trạng trẻ sơ sinh môi thâm nguy hiểm sẽ có thể gây cho trẻ những biểu hiện như:
- Tăng nhịp tim của bé.
- Đổ nhiều mồ hôi.
- Gặp một số vấn đề về hô hấp.
- Thở hổn hển.
4
Cách điều trị môi thâm ở trẻ sơ sinh
Việc trẻ sơ sinh môi thâm không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, hiện tượng này sẽ nhanh chóng biến mất và môi trẻ sẽ hồng hào trở lại. Đối với những trẻ sơ sinh thì sau khoảng vài ngày, môi của bé sẽ hết thâm tím.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bé xuất hiện những triệu chứng bất thường liên quan đến tim, phổi thì cần phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị.
5
Cách phòng ngừa môi thâm ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số cách phòng ngừa môi thâm ở trẻ sơ sinh các mẹ có thể tham khảo:
- Giữ ấm cơ thể và thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của trẻ.
- Thường xuyên đưa bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho mẹ vì sữa mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.
Bài viết trên đây Tip Hay đã cùng các bạn tìm hiểu trẻ sơ sinh môi thâm do đâu và cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị môi thâm hiệu quả. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ tham khảo và có cách chăm sóc bé phù hợp, đảm bảo sự phát triển của bé được tốt nhất.
Nguồn: Marrybaby.vn