Trẻ nên và không nên ăn gì khi bị viêm loét đại tràng?
Viêm loét đại tràng ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của trẻ ở tuổi dậy thì. Trẻ nên và không nên ăn gì khi bị viêm loét đại tràng?
Viêm loét đại tràng là một bệnh viêm ruột (IBD) thường hiếm gặp ở trẻ em hơn so với người lớn. Chăm sóc sức khỏe viêm loét đại tràng ở trẻ em ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phục hồi. Cùng tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi bị viêm loét đại tràng.
1
Trẻ nên ăn gì khi bị viêm loét đại tràng?
Trái cây và rau, củ quả
Bổ sung chất xơ và khoáng chất cần thiết như vitamin C, kali và folate từ các loại trái cây và rau, củ quả.
Các loại hạt, ngũ cốc
Các loại hạt, ngũ cốc cũng là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin B, folate và sắt giúp bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Thực phẩm giàu đạm
Thực phẩm giàu đạm bao gồm thịt nạc, thịt gia cầm, các loại hạt, đậu là nguồn cung cấp vitamin B, kẽm và sắt quan trọng, hỗ trợ làm lành các mô cơ thể và bổ sung năng lượng hiệu quả.
Sản phẩm từ bơ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa giúp cung cấp protein, canxi và vitamin D cho xương chắc khỏe. Probiotics tìm thấy trong sữa chua, kefir, dưa cải bắp và miso có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh từ cá, hoặc các nhóm thực phẩm có nguồn gốc thực vật, bơ, dầu cá, các loại hạt giúp cơ thể hấp thụ và hòa tan các chất béo trong thực phẩm vào trong cơ thể.
2
Trẻ không nên ăn gì khi bị viêm loét đại tràng?
Thức uống có gas, chứa chất kích thích
Trẻ khi bị viêm loét đại tràng cần tránh sử dụng các loại thức uống có gas, chứa chất kích thích như: Nước ngọt, cà phê, trà, socola, nước tăng lực,... vì có thể gây kích ứng ứng đường tiêu hóa và gây đầy hơi, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Đối với người không dung nạp lactose cần tránh các sản phẩm từ sữa vì chúng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như viêm loét đại tràng.
Các loại đậu khô
Các loại đậu khô như đậu Hà Lan, quả hạch, bỏng ngô,... có thể làm tăng nhu động ruột, đau bụng và đầy hơi. Nếu là người ăn chay hoặc thuần chay, bạn nên sử dụng chúng với liều lượng nhỏ hoặc xay nhuyễn để hạn chế kích ứng.
Trái cây khô
Các loại trái cây khô, quả mọng, trái cây có cùi, hạt giàu chất xơ khác có thể làm triệu chứng viêm loét đại tràng trở nên nghiêm trọng.
Thực phẩm có chứa lưu huỳnh hoặc sunfat
Thực phẩm có chứa lưu huỳnh hoặc sunfat từ nước trái cây, pho mát, quả chà là, táo khô, mơ, hạnh nhân, mì ống, bánh mì, đậu phộng,... có thể tạo ra khí dư thừa ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa.
Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Các loại thực phẩm chứa dầu mỡ, đồ chiên rán,... chứa nhiều chất béo dư thừa có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
Rau chứa nhiều chất xơ
Các loại rau củ như bông cải xanh, cần tây, bắp cải, hành tây và cải Brussels chứa nhiều chất xơ có thể là một trong những nguyên nhân gây khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi không tốt cho người bị viêm loét đại tràng.
Trên đây là một số thông tin về trẻ nên và không nên ăn gì khi bị viêm loét đại tràng? Hy vọng những chia sẻ của Tip Hay sẽ giúp ích đến bạn.