Trẻ khóc đêm khi nào là bình thường, khi nào là bất thường?
Khóc đêm ở trẻ không phải là chuyện hiếm gặp, là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy vậy, nếu tình trạng này kéo dài quá lâu rất đáng quan ngại. Tìm hiểu ngay!
Trẻ khóc đêm là hiện tượng thường thấy và là biểu hiện sinh lý bình thường của một đứa trẻ. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài, các mẹ bỉm không nên bỏ qua vì có thể chúng là dấu hiệu không ổn về sức khoẻ của bé. Cùng Bách hoá XANH tìm hiểu xem trẻ khóc đêm khi nào bình thường, khi nào bất thường nhé!
1
Khóc đêm ở trẻ thế nào là bình thường?
Hiện tượng khóc đêm ở trẻ dân gian gọi là khóc dạ đề. Mỗi đêm, trẻ sẽ có dấu hiệu trăn trở, khó chịu, quấy khóc không chịu ngủ hay giật mình thường xuyên, khóc thét khi đang ngủ,...
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khóc đêm hay xuất hiện ở trẻ sơ sinh cho đến khi 3 tháng tuổi, hiện chưa có nguyên nhân chính xác hay phương pháp điều trị cụ thể. Em bé khi hết giai đoạn này sẽ tự nhiên ngừng khóc, không cần phải có thêm bất kỳ tác động nào.
Trên thực thế có khoảng 30% các bé từ 1 - 3 tuần tuổi mắc chứng khóc đêm. Mặc dù đây là hiện tượng phổ biến nhưng y học vẫn chưa có lời giải đáp xác đáng.
Nếu em bé thường xuyên khóc đêm không những ảnh hưởng đến bé mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý của mẹ vì thường phải thức dậy giữ đêm vì lo lắng cho con, dẫn đến giấc ngủ bị chập chờn, mất ngủ.
Nếu em bé của bạn đã lớn hơn mà vẫn mắc tình trạng này thì có thể là do tiếng ồn, nhất là những âm thanh bất ngờ làm em bé giật mình.
Ngoài ra cũng có thể là do bé đã quen "hơi" người thường xuyên ở cạnh mình nay đột nhiên người đó rời đi hoặc đổi tư thế sẽ khiến em bé bất an, dẫn đến giật mình. Lúc này mẹ hay nhanh chóng lại vỗ về em nhé!
Một nguyên nhân nữa có thể làm trẻ khóc đêm đó chính là bị đói, khi đấy bé sẽ quấy khóc và đòi ăn hoặc do ban ngày bé đã ngủ quá nhiều rồi nên ban đêm thời gian ngủ giảm xuống. Một số mẹ cho em bé đi ngủ quá sớm vào buổi tối thì lúc khuya, trẻ sẽ thức giấc và quấy khóc.
Các mẹ hãy cho bé ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý và đúng giờ giấc. Cho trẻ ăn no, không ngủ ngay sau khi ăn vì gây khó tiêu. Tránh để trẻ ngủ ngày quá nhiều, Tạo thói quen giấc ngủ đều đặn ban đêm cho trẻ.
2
Khóc đêm ở trẻ thế nào là bình thường?
Nếu em bé nhà bạn thường xuyên khóc đêm và kéo dài thì đây là tình trạng đáng quan ngại, cần đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra tình trạng sức khoẻ. Một số nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này là:
Thiếu vi chất
Vi chất như canxi, kẽm, vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, thiếu vi chất sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, mệt mỏi. Sức khoẻ không ổn sẽ làm trẻ trằn trọc, khó ngủ, giấc ngủ chập chờn.
Nghẹt mũi
Các bé nhỏ là đối tượng hay mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi họng, ho khan, nghẹt mũi,... Tất cả các tình trạng này làm bé không ngủ được vì khó thở khiến bé quấy khóc. Nếu thường xuyên giữ ẩm và làm sạch khoang mũi mà tình trạng vẫn không cải thiện, các mẹ cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị các bệnh lý mũi họng cho trẻ.
Mọc răng
Bắt đầu từ 5 tháng tuổi, em bé nhà bạn đã bắt đầu mọc răng, gây đau nướu, đôi khi gây sốt khiến em bé khó chịu vì đau nên sẽ quấy khóc lúc đêm. Kiểm tra thân nhiệt cho trẻ, lúc này cần chườm lạnh để giảm cảm giác đau. Cách này tuy mất nhiều thời gian và vất vả nhưng lại giúp trẻ bớt đau, ngủ sâu hơn và không quấy khóc. Cha mẹ không cần quá lo lắng, vì tình trạng này sẽ giảm dần nếu răng nhú ra ngoài.
3
Cần làm gì khi trẻ khóc đêm?
Trước hết, khi trẻ khóc đêm nhiều, phụ huynh cần bình tĩnh tìm rõ nguyên nhân khiến trẻ hay khóc. Kiểm tra tã, nhiệt độ phòng, chăn gối của con... và xử trí ngay những nguyên nhân tác động từ bên ngoài. Nếu không tìm ra nguyên nhân thì cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ khi thấy con khóc đêm bất thường.
Ba mẹ nên rèn cho trẻ ngay từ thuở sơ sinh thói quen ăn ngủ đúng giờ, kích hoạt đồng hồ sinh học trong cơ thể trẻ từ khi lọt lòng. Ngủ đúng giờ giúp trẻ ngủ ngoan hơn và bố mẹ cũng nhàn hơn khi chăm con.
Chỗ ngủ của còn cần sạch sẽ, thoáng đãng, ấm áp nhưng không quá nóng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng khóc đêm ở trẻ, lúc nào là bình thường, khi nào là bất thường mà Bách hoá XANH đã tổng hợp được. Trẻ em rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài nên bất kỳ dấu hiệu nào ở trẻ cũng điều có nguyên nhân. Ba mẹ hay luôn để ý và lắng nghe những thiên thần bé nhỏ để chăm sóc em thật tốt nhé!
Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống