Trẻ em uống sữa đậu nành có tốt không
Người lớn hay trẻ nhỏ đều thích uống sữa đậu nành, tuy nhiên có nhiều lời đồn sữa đậu nành chỉ thích hợp cho người lớn không nên dùng cho trẻ em. Vậy trẻ em uống sữa đậu nành có tốt không, chúng ta hãy tìm câu trả lời nhé!
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa dành cho trẻ em như sữa bò, sữa bột… và đặc biệt là sữa đậu nành được nhiều bà mẹ lựa chọn cho con mình sử dụng bởi nó mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên để có thể trả lời cho câu hỏi: Trẻ em uống sữa đậu nành có tốt không? Các bạn hãy đọc thông tin bài viết chia sẻ dưới đây nhé!
1
Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?
Bổ sung lượng đạm
Sữa đậu nành chứa lượng đạm cao hơn nhiều loại thực phẩm khác vì vậy uống đậu nành hàng ngày giúp cân bằng lượng đạm từ động vật và thực vật, tránh được những căn bệnh nghiêm trọng khi trưởng thành điển hình là bệnh tim.
Uống sữa đậu nành giúp bổ sung canxi
Trong sữa đậu nành có chứa hàm lượng canxi tương đối cao lại dễ hấp thu nếu như cho trẻ uống sữa đậu nành hàng ngày sẽ giúp hệ thống xương trong cơ thể phát triển, giúp bé tăng chiều cao, xương chắc khỏe, tạo điều kiện cho bé thoải mái vui chơi, tập luyện thể thao khỏe mạnh
Ngoài ra nhiều chất xơ, niacin và nhiều dinh dưỡng thực vật hơn hẳn so với sữa bò. Điều này rất cần thiết để phát triển não bộ, ổn định đường tiêu hóa cho trẻ.
Uống sữa đậu nành bổ sung vitamin và chất béo tốt cho bé phát triển
Trong sữa đậu nành có chứa hàm lượng chất béo từ thực vật cao đặc biệt là: omega 3, omega 6 có tác dụng hỗ trợ phát triển trí não, thị lực, tim mạch cho trẻ đặc biệt là những trẻ ở giai đoạn dậy thì.
Sữa đậu nành còn cung cấp bởi các loại vitamin B1, B2, B3, B6, Vitamin E giúp cơ thể trẻ có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể phát triển khỏe mạnh, hệ miễn dịch tăng, ít bệnh tật.
Như vậy, với những lợi ích trên, sữa đậu nành rất tốt cho trẻ nhỏ và ba mẹ có thể sử dụng cho bé để cung cấp dinh dưỡng.
2
Cách sử dụng sữa đậu nành đúng cách cho trẻ em
Sử dụng sữa đậu nành kết hợp cùng sữa bò
Sữa đậu nành có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, trong 100ml sữa đậu nành (được làm từ 100g đậu) có 28 kcal, 3,1g chất đạm, 1,6g chất béo, 18 mg canxi, 1,2mg sắt, nhiều chất xơ, niacin và nhiều dinh dưỡng thực vật hơn hẳn so với sữa bò. Điều này rất cần thiết để phát triển não bộ, ổn định đường tiêu hóa cho trẻ.
Tuy nhiên sữa đậu nành lại ít canxi hơn sữa bò. Vì vậy theo các bác sĩ bạn nên kết hợp sử dụng cả sữa đậu nành và sữa bò để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất cả về cân nặng và chiều cao.
Một số trẻ nhạy cảm với sữa bò thì việc sử dụng sữa đậu nành cũng là cách hay giúp các bé bổ sung thêm được nhiều dưỡng chất, giúp bé phát triển.
Uống sữa đậu nành kết hợp với cung cấp các dưỡng chất một cách hợp lý
Mặc dù có nhiều khoáng chất cũng như các loại Vitamin nhưng đặc biệt sữa đậu nành lại thiếu đi vitamin B12. Vì vậy bạn có thể cho con bạn uống sữa đậu nành cũng được nhưng nên bổ sung thêm cho trẻ các thực phẩm có chứa nhiều vitamin B12 và canxi qua các thực phẩm: như bông cải xanh, rau bina, ngũ cốc, sữa chua, nước trái cây.
Uống với lượng vừa đủ
TS. bác sĩ Cao Thị Hậu, Viện Dinh dưỡng Quốc gia nên cho trẻ uống khoảng 200ml sữa đậu nành/ngày là đủ không nên cho trẻ uống quá nhiều sẽ gây cho bé hiện tượng tiêu chảy.
Ngoài ra trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên mới được dùng sữa đậu nành vì khi này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển hoàn thiện nên dễ dàng tiêu thụ các dưỡng chất trong sữa hơn.
3
Lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành cho bé
Nên cho trẻ uống thử ít sữa đậu nành để xem trẻ có bị dị ứng như mẩn đỏ ngứa thì ngưng sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của trẻ.
Khng cho trẻ uống sữa đậu nành khi đói.
Không cho trẻ uống nhiều và uống liên tục mỗi ngày chỉ nên uống 1-2 ly là đủ.
Nên đun sôi sữa đậu nành sau đó đun nhỏ lửa trong thời gian 5 -10 phút rồi tắt bếp, có thể để nguội hay cho trẻ uống nóng.
Như vậy sữa đậu nành thực sự tốt cho trẻ em đúng không nào nhưng bạn hãy cho trẻ uống đúng cách để phát huy tối đa lợi ích mà sữa đậu nành mang lại cho sức khỏe của bé nhé!
Tham khảo một số loại sữa đậu nành có bán tại Bách hoá XANH: