Tip hay

Trẻ em tiêm vaccine Covid-19 có tác dụng phụ gì?

Trẻ em tiêm vaccine Covid-19 có tác dụng phụ gì?

Sau khi tiêm vaccine Covid-19, trẻ em có khả năng gặp những tác dụng phụ nào và cách chăm sóc trẻ như thế nào? Cùng Tip Hay tìm hiểu nhé.

Vaccine Covid-19 đã được cấp phép để tiêm dành cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi, chính phủ đang chuẩn bị các bước cho việc thực hiện chương trình tiêm chủng cho bé từ 5 - 11 tuổi đây không những là phương án giúp trẻ hạn chế bị nhiễm bệnh, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp trẻ được trở lại các hoạt động bình thường tốt hơn. Vậy những khuyến cáo của WHO và tác dụng phụ khi tiêm vaccine Covid-19 đối với trẻ em là gì? Cùng Tip Hay tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1 Những tác dụng phụ có thể gặp sau khi trẻ tiêm vắc xin COVID-19

Theo báo Sức khỏe và đời sống, tác dụng phụ sau khi tiêm có thể xuất hiện hoặc không ở một vài trẻ tùy vào sức đề kháng và cơ địa của mỗi trẻ. Tuy nhiên, đa phần tác dụng phụ của vaccine COVID-19 đều thường gặp, ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và sẽ hết sau vài ngày.

Một vài tác dụng phụ có thể xảy ra trên cơ thể trẻ như:

  • Đau đỏ, sưng tấy vị trí tiêm hoặc toàn thân
  • Trở nên mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, sốt, buồn nôn,...
  • Ngoài ra, ở một vài trẻ có thể bị nổi hạch ở nách, cổ hoặc bị phát ban đỏ, ngứa ở vị trí tiêm của cánh tay, hay còn gọi là “Cánh tay COVID”.

Trong đó, trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho thấy trẻ thường sốt nhiều hơn người lớn.

Hiện tượng “Cánh tay COVID”Hiện tượng “Cánh tay COVID”

Bên cạnh những phản ứng trên, có những tác dụng phụ hiếm gặp chủ yếu xuất hiện ở nam giới là viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim, triệu chứng của những tác dụng phụ này là khó thở, tức lồng ngực, tim đập nhanh,...

2 Chăm sóc trẻ sau khi tiêm vaccine COVID-19 như thế nào?

Để an toàn, bố mẹ hãy tìm hiểu những biện pháp hỗ trợ trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19, chia sẻ với trẻ về việc tiêm vaccinethông báo với bác sĩ về các thành phần dị ứng của trẻ (nếu có). Bố mẹ không nên cho con uống thuốc giảm đau trước khi tiêm vaccine.

Sau khi tiêm vaccine 15 - 30 phút, bố mẹ hãy cùng con ở lại trung tâm tiêm vaccine để quan sát nếu trẻ có bị phản ứng phụ sẽ được nhân viên y tế hỗ trợ ngay lập tức.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hoặc không cần kê đơn như panadol, ibuprofen, hoặc naprosyn, để giúp giảm đau hoặc sốt do tác dụng phụ sau tiêm. Đối với các loại thuốc vẫn sử dụng hàng ngày, bố mẹ hãy tiếp tục cho con sử dụng.

Chăm sóc trẻ sau khi tiêm vaccine COVID-19Chăm sóc trẻ sau khi tiêm vaccine COVID-19

Ngoài ra, để giảm đau hoặc sưng ngay vị trí tiêm mà không cần dùng thuốc, bạn có thể:

  • Đắp một chiếc khăn ướt sạch lên vùng da hoặc cho trẻ cử động nhẹ nhàng nơi cánh tay.
  • Để giảm khó chịu do cơn sốt gây nên, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C và mặc những bộ quần áo thoáng mát.

Trong trường hợp trẻ có những dấu hiệu nghiêm trọng như sốt cao hơn 38 độ C, khó thở, tim đập nhanh, sốc phản vệ hoặc vị trí tiêm nơi cánh tay của trẻ trở nặng sau 24h,... bố mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.

3 Khuyến cáo của WHO về vắc xin COVID-19 dành cho trẻ em

Có một vài nhận định sai lầm rằng trẻ em không cần tiêm vaccine Covid-19 vì khả năng nhiễm bệnh không cao. Tuy nhiên, trẻ mắc bệnh vẫn có nguy cơ chịu đựng các tác dụng phụ với mức độ nghiêm trọng tương tự như người lớn, ngay khi trẻ chưa có triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ vào thời điểm phát hiện nhiễm bệnh.

Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến nghị tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi vào tháng 7/2021.

Bộ Y tế Việt Nam cũng vừa có công văn đề nghị các địa phương triển khai kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 12 - 17 tuổi, dự kiến từ tháng 10/2021.

Đối với vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: 1 khay chứa 195 lọ, mỗi lọ chứa 10 liều; 1 hộp chứa 10 lọ, mỗi lọ chứa 10 liều. Vaccine này do công ty Pfizer Manufacturing Belgium NV (Bỉ); BioNTech Manufacturing GmbH (Đức); Pharmacia and Upjohn Company LLC (Hoa Kỳ); Hospira Incorporated (Hoa Kỳ) sản xuất.

Quyết định 457 này có hiệu lực kể từ ngày hôm nay, 1/3, bãi bỏ Quyết định số 4035/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Khuyến cáo của WHO về vắc xin COVID-19 dành cho trẻ emKhuyến cáo của WHO về vắc xin COVID-19 dành cho trẻ em

Nhóm chuyên gia của WHO (SAGE) đã đưa ra kết luận vaccine Pfizer-BioNTech được phê duyệt sử dụng cho trẻ em từ 16 tuổi trở lên và phải có giấy phép sử dụng khẩn cấp được sử dụng ưu tiên dành cho trẻ 12 - 15 tuổi.

Bên cạnh đó, Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo, tất cả trẻ em trên 12 tuổi nên được tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19 trên diện rộng để ngăn chặn đại dịch.

Theo đó, trẻ em trên 12 tuổi vẫn nhận mũi tiêm với liều lượng tương tự người lớn và giữa hai mũi tiêm cách nhau 3 tuần.

Tham khảo thêm:  Kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 - 11 tuổi

Trên đây là những thông tin cần thiết về tiêm vaccine COVID-19 dành cho trẻ em mà Tip Hay gửi đến bạn. Theo dõi Tip Hay để nhận được nhiều thông tin nữa nhé!

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), báo Sức khỏe và đời sống

Từ khóa: Trẻ em tiêm vaccine Covid-19 có tác dụng phụ gì?tiêm vắc xin trẻ em có tác dụng phụ gìtiêm vắc xin trẻ em có tác dụng phụ như người lớn