Trẻ em có nên đeo kính áp tròng không? Những lưu ý đảm bảo an toàn
Hiện nay, nhiều bố mẹ cho con sử dụng kính áp tròng nhằm giúp đôi mắt con được to tròn và tạo điểm nhấn. Vậy trẻ em có nên đeo kính áp tròng hay không? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Kính áp tròng là loại kính được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng hỗ trợ khắc phục các tật khúc xạ cũng như giúp đôi mắt trở nên ấn tượng hơn. Đặc biệt, kính áp tròng không những phổ biến ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng thường xuyên đeo kính áp tròng. Vậy kính áp tròng có an toàn đối với trẻ hay không và khi đeo cần lưu ý những gì? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây nhé.
1
Trẻ em có nên đeo kính áp tròng không?
Khi quyết định về việc cho con đeo kính áp tròng, các bố mẹ thường có sự phân vân và lo lắng về những tác động của nó đối với mắt của con. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cụ thể nào về độ tuổi tối thiểu cho trẻ đeo kính áp tròng. Điều này sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ hơn là tuổi tác. Theo các chuyên gia nhãn khoa, lứa tuổi được khuyến nghị để bắt đầu đeo kính áp tròng trung bình từ 10 - 13 tuổi.
2
Lợi ích của kính áp tròng đối với trẻ em
Tạo sự thuận lợi trong quá trình chơi thể thao
Các hoạt động luyện tập thể dục thể thao rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Do đó, việc đeo kính áp tròng sẽ giúp nâng cao tầm nhìn cho trẻ, đồng thời tạo sự thuận lợi và đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình quan sát xung quanh và hoạt động.
Có thể giúp trì hoãn quá trình cận thị
Trong quá trình phát triển mắt của trẻ em, cận thị có thể được trì hoãn nhờ vào phương pháp ortho-k. Phương pháp này sẽ giúp định hình lại giác mạc tạm thời và thường được áp dụng khi đeo kính áp tròng vào ban đêm.
Phương pháp này được xem là sự lựa chọn hoàn hảo đối với trẻ em từ 8-12 tuổi, tuy nhiên lại không phù hợp với những trẻ em thường bị khô mắt hoặc ở độ tuổi lớn hơn. Do đó bạn có thể đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn và cho lời khuyên hợp lý nhất.
Giúp trẻ trở nên tự tin hơn
Đeo kính áp tròng sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn với đôi mắt của mình. Từ đó giúp bé có thể thoải mái thể hiện bản thân cũng như nâng cao khả năng kết kết nối với bạn bè, mọi người xung quanh.
3
Những rủi ro khi trẻ đeo kính áp tròng
Mặc dù việc đeo kính áp tròng đem lại rất nhiều lợi ích, tuy nhiên điều này vẫn gây ra một số rủi ro cho trẻ. Đặc biệt, nếu trẻ không được đeo kính phù hợp hoặc đeo kính áp tròng sai cách thì sẽ có thể làm mờ mắt, mắt khô, thậm chí là mất thị giác. Dưới đây là một số thói quen đơn giản bố mẹ có thể hướng dẫn cho bé để hạn chế nguy cơ gây hại cho mắt do kính áp tròng:
- Tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng kính áp tròng và cách bảo quản kính phù hợp.
- Nên thay đổi hộp đựng kính khoảng 2 - 4 lần mỗi năm.
- Trước khi đi lặn cần tháo kính áp tròng.
- Không nên sử dụng các loại nước chưa tiệt trùng như nước máy, nước cất để tránh gây nhiễm trùng cho mắt.
- Chỉ nên sử dụng dung dịch ngâm kính một lần.
- Tuyệt đối không sử dụng dung dịch rửa kính áp tròng tự chế.
4
Một số lưu ý khi đeo kính áp tròng cho trẻ em
Sau đây là một số lưu ý khi đeo kính áp tròng cho trẻ em mà bố mẹ có thể tham khảo như:
- Làm sạch và khử trùng kính áp tròng theo chỉ dẫn trước khi đeo.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay thật sạch và lau khô bằng vải sạch trước khi đeo kính áp tròng.
- Chỉ sử dụng các loại kính áp tròng chuyên dụng phù hợp với trẻ em.
- Khi ngủ không nên đeo kính áp tròng ngoại trừ các loại kính áp tròng dành cho ban đêm.
- Không nên cho con để kính áp tròng tiếp xúc với nước.
- Dạy con bảo quản kính áp tròng đúng cách, không nên đeo nhầm các loại kính áp tròng khác nhau.
- Trong trường hợp bé cần trang điểm thì cần chú ý trang điểm sau khi đeo kính áp tròng. Đồng thời trước khi tẩy trang cần tiến hành tháo kính áp tròng ra khỏi mắt.
- Nếu trẻ có những dấu hiệu như mắt đỏ, mắt bị khô thì không nên cho trẻ đeo kính áp tròng.
Bài viết trên đây Tip Hay đã cùng các bạn giải đáp trẻ em có nên đeo kính áp tròng không và khi đeo kính áp tròng cần lưu ý những gì? Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tham khảo và biết cách cho con đeo kính áp tròng an toàn nhất.
Nguồn: Hellobacsi.com