Trẻ biếng ăn phải làm sao?
Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ em khiến các bậc phụ huynh đau đầu, tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Vậy, lý do khiến trẻ biếng ăn là gì và cách giải quyết vấn đề này ra sao?
Tình trạng biếng ăn nếu kéo dài sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến sự phát triển về cả trí não lẫn thể chất của trẻ, gây ra các bệnh suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển trí tuệ, suy giảm sức đề kháng,...
Làm cách nào để chấm dứt tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ? Cùng tìm hiểu nguyên nhân biếng ăn và cách giúp trẻ ăn ngon thông qua những thông tin dưới đây nhé!
1
Biếng ăn là gì?
Biếng ăn là tình trạng rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt phổ biến với những trẻ trong độ tuổi từ 1-6 tuổi. Trẻ biếng ăn tức là trẻ không ăn hoặc ăn ít, dẫn đến không nạp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Trẻ bị biếng ăn thường có các biểu hiện sau:
- Ăn rất ít.
- Khóc và quấy rối khi được cho ăn.
- Hay ngậm thức ăn trong miệng, không chịu nhai hoặc nuốt.
- Kén chọn thức ăn, thậm chí không chịu ăn tất cả các loại thức ăn trong bữa.
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Thế nhưng, một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Trẻ bị bệnh: trẻ bị đau họng, sốt, dẫn đến giảm vị giác; bị rối loạn đường tiêu hoá, dẫn đến khó tiêu hoá và hấp thụ nên không có cảm giác thèm ăn. Đối với những trẻ nhỏ còn ăn sữa, bạn nên vệ sinh bình sữa và núm vú sạch sẽ trước khi cho bé dùng để tránh rối loạn đường tiêu. Tuy nhiên, chỉ vệ sinh bằng nước sôi đôi khi chưa thật sự diệt được các vi khuẩn, thay vào đó, bạn có thể vệ sinh bình sữa bằng dung dịch súc bình an toàn cho trẻ.
Do tâm lý: trẻ thích chơi hơn thích ăn; hoặc bị ám ảnh việc bị sặc, hóc trước đó khiến trẻ nảy sinh tâm lý sợ hãi đối với việc ăn.
Chế độ ăn uống không phù hợp: ăn vặt quá nhiều, dạ dày không còn chỗ trống để nạp thức ăn.
Thiếu máu và sắt: việc thiếu máu tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Hai trong số đó là suy giảm sức đề kháng và các vấn đề tiêu chảy, khiến trẻ mệt mỏi và chán ăn vì đường tiêu hoá đang bị ảnh hưởng.
Thiếu vận động: hạn chế quá trình giải phóng năng lượng của trẻ.
Yếu tố di truyền: các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trẻ em trong các gia đình có tiền sử các bệnh viêm khớp, viêm đại tràng, xơ gan,... dễ bị biếng ăn hơn so với các trẻ khác.
- Vì sao bà bầu được khuyên nên bổ sung sắt, kẽm, đồng?
2
Trẻ biếng ăn phải làm sao?
Nên để bữa ăn trở nên vui vẻ
Bạn có thể giúp bé hứng thú hơn với bữa ăn bằng cách trang trí món ăn trông đẹp mắt và thay đổi đa dạng món ăn. Hãy để trẻ thoải mái với các hành động bốc, chạm vào đồ ăn (đối với các bé nhỏ), hoặc thử cầm muỗng, đũa (đối với trẻ lớn hơn).
Trong mỗi bữa ăn nên có một món bé yêu thích để kích thích sự thèm ăn của trẻ. Khi bé tự ăn, bố mẹ có thể khen bé giỏi để bé vui hơn. Bé có thể sẽ cố gắng ăn nhiều hơn để được bố mẹ khen.
Chú ý thời gian cho mỗi bữa ăn
Dù bé ăn nhanh hay ăn chậm, bạn chỉ nên cho bé ăn trong vòng 30 phút để cơ thể bé hình thành sự điều chỉnh lượng thức ăn mỗi lần dung nạp vào cơ thể.
Trước bữa ăn khoảng 15 phút, bạn hãy thông báo cho trẻ để trẻ chuẩn bị tâm lý. Đồng thời, bạn nên đặt ra quy định với trẻ rằng sau khi đã được thông báo sắp đến bữa ăn, trẻ không được tự ý ăn vặt hay bất cứ gì, trừ cử ăn vặt.
Chú ý khoảng cách giữa 2 bữa ăn
Bữa ăn của bé tốt nhất nên được thiết kế cách nhau 4-5 tiếng.
- Nếu hai cử ăn quá gần nhau: bé chưa cảm thấy đói.
Nếu bạn có ý định ép trẻ ăn bằng cách quát mắng, trừng phạt hay thậm chí là đánh đập trẻ, tốt nhất bạn nên từ bỏ ý định đó càng sớm càng tốt. Điều đó chỉ khiến tình trạng biếng ăn của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn mà thôi. Hãy tạo một không khí thoải mái và vui vẻ cho trẻ nhé!
Không dùng đồ ăn làm phần thưởng
Dùng đồ ăn vặt làm phần thưởng sẽ khiến bé ăn đối phó và xem bữa ăn chính như một cách để đạt được điều bé muốn (đồ ăn vặt). Thay vào đó, bố mẹ hãy thay bằng những phần thưởng khác như chơi cùng bé sau khi bé ăn xong chẳng hạn.
Kiêng nhẫn khi tập cho trẻ ăn đồ ăn mới
Việc thử một món ăn mới cho các trẻ biếng ăn là điều không hề dễ dàng. Nếu bạn muốn tập cho bé ăn đồ ăn mới, hãy thử cho trẻ ăn vào bữa sáng - khoảng thời gian bé cảm thấy đói nhất trong ngày. Bé có thể sẵn sàng ăn thử những món ăn bạn đã chuẩn bị để lấp đầy “chiếc bụng đói”. Nếu bé chịu ăn, bố mẹ có thể cho món đó vào thực đơn hoặc biến tấu thành những món tương tự cho bé.
Hoặc bố mẹ có thể cùng con trải nghiệm món ăn mới. Đây cũng là một cách rất hay, vừa giúp gắn kết tình cảm giữa trẻ và bố mẹ, vừa giúp trẻ học cách bắt chước hành động của bố mẹ. Khi thấy bố mẹ ăn ngon miệng, trẻ sẽ học theo.
Tham khảo ý kiến bác sĩ
Thông qua các xét nghiệm, bố mẹ sẽ biết được nguyên nhân vì sao trẻ biếng ăn và nhu cầu cụ thể của cơ thể trẻ như thế nào. Từ đó, bác sĩ và bố mẹ có thể cùng thiết kế khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ.
Bách hoá XANH hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bố mẹ trong quá trình giải quyết câu hỏi “trẻ biếng ăn thì phải làm sao?”. Đồng thời chúc các bé luôn khỏe mạnh và vui vẻ.
3 món cháo ngon, bổ dưỡng dành cho trẻ biếng ăn