Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn trứng gà không?
Trứng gà là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhưng nếu trẻ bị tiêu chảy có nên ăn trứng gà không? Cùng giải đáp câu hỏi này qua bài viết sau nhé!
Từ lâu, trứng gà đã được công nhận là một loại thực phẩm bổ dưỡng với những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Nhưng ăn trứng lúc nào mới bổ sung dinh dưỡng đúng cách, trẻ bị tiêu chảy nói riêng vẫn là băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ. Cùng đọc bài viết này để giải đáp ngay nhé!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1
Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn trứng gà không?
Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, trứng gà mặc dù rất bổ dưỡng, nhưng lại chứa nhiều protein, chất béo và axit amin có thể làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy ở trẻ em. Ăn trứng khi bị tiêu chảy sẽ làm giảm chức năng của các men tiêu hóa, giảm tiết dịch tiêu hóa, gây rối loạn chuyển hóa lipid và protein.
Đồng thời, sinh lý nhu động ruột vượt quá mức bình thường, chức năng đồng hóa nội tại bị ảnh hưởng, nước và chất dinh dưỡng tái hấp thu ở ruột non bị cản trở, chất dinh dưỡng bị thất thoát. Vì vậy, ăn trứng khi đang bị tiêu chảy không những làm mất đi vai trò bồi bổ cơ thể mà còn làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Ngoài ra, nếu trứng không đảm bảo vệ sinh còn có thể chứa vi khuẩn salmonella khiến trẻ bị tiêu chảy, đau bụng, nôn trớ. Hệ tiêu hóa của trẻ tương đối nhạy cảm nếu bị tiêu chảy, khi thức ăn bị nhiễm khuẩn salmonella, tình trạng sẽ trở nên trầm trọng và khó khăn hơn để điều trị. Vì vậy, trẻ bị tiêu chảy không nên ăn trứng.
2
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?
Trẻ bị tiêu chảy có nguy cơ sụt cân, suy dinh dưỡng. Để cải thiện tình trạng tiêu chảy, nên cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm cần thiết bao gồm tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Những thực phẩm nên cho trẻ bị tiêu chảy là:
- Bún, khoai tây, ức gà, nạc heo, sữa đậu nành, dầu ăn, cà rốt, hồng xiêm, chuối
- Tiếp tục cho trẻ dưới 6 tháng bú sữa mẹ và tăng tần suất bú. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nên ăn thường xuyên, chia nhỏ các loại thức ăn bổ dưỡng như thịt, trứng, cá và sữa ngoài sữa mẹ. Cần cho một ít dầu hoặc mỡ để tăng năng lượng cho bữa ăn.
- Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, loãng hơn bình thường, nấu chín kỹ và ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh.
- Khuyến khích con bạn ăn càng nhiều càng tốt. Cho con bú ít nhất 6 lần một ngày.
- Nên cho trẻ ăn thêm các loại quả chín và nước ép như chuối, cam, chanh, đu đủ, xoài để tăng lượng kali cho cơ thể. Không nên sử dụng các loại nước ngọt công nghiệp để tránh làm tiêu chảy nặng hơn.
- Tránh cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất xơ hoặc ít chất dinh dưỡng, chẳng hạn như rau sống và ngũ cốc nguyên hạt. Vì nó có thể gây khó tiêu và buộc hệ tiêu hóa phải tiếp tục làm việc. Thực phẩm nhiều đường cũng có thể làm tiêu chảy nặng hơn.
- Sau khi hết hẳn tiêu chảy, mẹ nên cho trẻ ăn bổ sung thêm 1 bữa mỗi ngày trong 2 tuần liên tiếp để giúp trẻ hồi phục nhanh nhất và tránh tình trạng suy dinh dưỡng. Nếu tiêu chảy kéo dài, nên cho trẻ ăn thêm ít nhất 1 bữa một ngày trong ít nhất một tháng.
Hy vọng thông tin trên đã giải đáp câu hỏi trẻ bị tiêu chảy có nên ăn trứng gà không? Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích để chăm sóc trẻ toàn diện.
Nguồn: Vinmec
Tham khảo thêm: