Trẻ bị sốt mọc răng nên làm gì? Cách chăm sóc như thế nào?
Trẻ mọc răng bị sốt là hoàn toàn bình thường. Cha mẹ cần chú ý về cách chăm sóc bé. Hướng dẫn các mẹo trị sốt mọc răng cho bé chi tiết, dễ làm, hiệu quả.
Sốt mọc răng là một hiện tượng thường thấy ở nhiều trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi trở lên. Hôm nay, Tip Hay sẽ chỉ cho các ông bố bà mẹ những mẹo trị sốt mọc răng đơn giản cũng như cách chăm sóc bé trong giai đoạn này nhé!
1
Tìm hiểu về việc trẻ sốt bị mọc răng
Thời gian trẻ nhỏ bắt đầu mọc răng
Trẻ nhỏ đến khoảng 6 tháng tuổi sẻ mọc chiếc răng đầu tiên. Đến 12 tháng tuổi, bé sẽ mọc được khoảng cái răng. Khi trẻ 24 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc đủ 20 chiếc răng sữa.
Phân biệt trẻ sốt bị mọc răng và sốt thông thường
Khi trẻ mọc răng, trẻ thường sẽ bị sốt từ 38 đến 38.5 độ. Đây là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ nên ba mẹ cũng không cần phải quá lo lắng.
Bên cạnh triệu chứng sốt, nếu trẻ mọc răng sẽ có những biểu hiện như chảy nước dãi, nướu răng bị sưng, bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu. Bên cạnh đó, bé sẽ có thói quen cắn hoặc gặm các đồ vật xung quanh.
Còn nếu trẻ bị sốt thông thường, trẻ sẽ sốt trên 38 độ C kèm theo những triệu chứng bệnh khác như: rét run, đổ mồ hôi trộm, ho, sổ mũi, mệt lả người, biếng ăn,...
2
Trẻ sốt mọc răng nên làm gì?
Dùng lá hẹ hạ sốt cho trẻ mọc răng
Theo y học phương đông, một trong những thành phần chính của lá hẹ là allicin - loại kháng sinh có sẵn trong tự nhiên giúp diệt khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Chính vì thế, việc sử dụng lá hẹ để giúp làm giảm tình trạng viêm lợi, sốt cao khi mọc răng là một trong những phương pháp dân gian thường được nhiều người sử dụng nhất.
Để giúp hạ sốt cho bé nhà mình bằng lá hẹ, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước đơn giản sau đây:
Dùng trà xanh hạ sốt cho trẻ
Gần giống với lá hẹ, trà xanh có chứa một hoạt chất gọi là catechin - một hoạt chất chống oxy hóa, kháng viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Đồng thời, vì trên bề mặt của lá trà xanh không có các sợi lông tơ nhỏ, bạn sẽ có thể dễ dàng rửa sạch phần bã trà xanh mà không lo việc niêm mạc miệng của bé bị kích ứng.
Để hạ sốt cho các bé nhà mình bằng lá trà xanh, bạn có thể thực hiện theo những bước đơn giản sau:
Dùng rau ngót giảm sốt nhanh
Ngoài việc hay được chế biến thành những món ăn ngon lành, hấp dẫn, rau ngót còn chứa nhiều các vitamin A và vitamin C, giúp thời gian hồi phục vết thương được rút ngắn, sức đề kháng được tăng cường, đồng thời có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi trong giai đoạn trẻ mọc răng.
Để giúp hạ sốt cho bé bằng phương pháp này, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
Mẹo trị sốt mọc răng cho bé bằng chườm ấm
Chườm ấm là một phương pháp vật lý hiệu quả được nhiều người sử dụng để hạ sốt cho bé trong giai đoạn mọc răng. Nhờ cách thức này, các mạch máu dưới da của trẻ sẽ được giãn ra, giúp máu được lưu thông đều hơn, từ đó hạ nhiệt độ cao của cơ thể bé xuống từ từ khi bị sốt.
Để hạ sốt cho bé bằng phương pháp chườm ấm, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước đơn giản sau đây:
Mẹo trị sốt mọc răng cho bé bằng chườm mát
Chườm mát cũng là một phương pháp vật lý khác giúp hạ sốt cho bé rất hiệu quả. Với cách làm này, bạn sẽ giúp nhiệt độ cao từ cơ thể bé được truyền bớt sang khăn mát, làm bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái và được hạ sốt cách từ từ.
Với phương pháp hạ sốt mọc răng đơn giản này, bạn chỉ cần thực hiện theo những bước sau đây:
Lưu ý
- Bạn không nên sử dụng nước ở dưới nhiệt độ 32 độ C để tránh gây nhiễm lạnh cho bé, khiến bé bị cảm và thậm chí là sốt nặng hơn.
- Ngoài ra, bạn nên dùng các loại khăn chuyên dụng có tẩm dược liệu bên trong và được bán ở nhiều hiệu thuốc lớn, giúp hạ sốt, chuẩn hóa nhiệt độ cho khăn cũng như không làm bé bị cảm lạnh.
Theo BS Thành chia sẻ với báo sức khỏe và đời sống, đối với trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng và khiến bé bị sốt cao hơn 38.5 độ C, cha mẹ cần sử dụng thuốc hạ sốt nhanh cho bé nhà mình để tránh các tình trạng nguy hiểm như sốc, co giật, trụy tuần hoàn,... Cụ thể hơn, 2 loại thuốc giúp hạ sốt hiệu quả mà bạn có thể mua là:
- Paracetamol: Đối với loại thuốc này, bạn có thể cho bé uống 10 - 15mg/kg cho 1 lần sử dụng và tối đa 75mg/kg trong cả 1 ngày. Loại thuốc này có thể dùng cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thường gây ít tác dụng phụ.
- Ibuprofen: Riêng với loại thuốc này, bé chỉ nên uống 5 - 10mg/kg cho 1 lần dùng và tối đa 40mg/kg trong cả 1 ngày, bởi ibuprofen thường gây nhiều tác dụng phụ cho đường tiêu hóa hơn và chỉ phù hợp cho các bé từ 3 tháng tuổi trở lên.
Nếu bé không hạ sốt và triệu chứng càng ngày càng nặng hơn, cần nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu ở trung tâm y tế gần nhất.
3
Trẻ sốt mọc răng nên ăn gì, không nên ăn gì?
Trong giai đoạn mọc răng, bé thường sẽ cảm thấy đau nhức phần nướu và lợi răng, khiến bé cảm thấy chán ăn và hay bỏ bữa. Chính vì thế, bạn nên cho bé ăn những món dạng mềm, lỏng như súp, cháo,... đồng thời có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày ra để không gây khó chịu, đau đớn cho bé.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú trọng vào việc bổ sung chất dinh dưỡng cho bé, đặc biệt là các nhóm khoáng chất như canxi, kẽm, selen, vitamin B,... có trong những loại thực phẩm như hải sản, trái cây, rau xanh, sữa,... nhằm giúp bé được tăng sức đề kháng, khả năng miễn dịch cũng như hạn chế tình trạng sốt cao thường thấy.
Vệ sinh răng miệng là một trong những phương pháp giúp trị sốt mọc răng dễ làm và hiệu quả nhất, bởi phương pháp này sẽ khiến các vi khuẩn gây trong khoang miệng bị tiêu diệt, từ đó hạn chế tình trạng viêm nhiễm nướu, lợi và cả sốt mọc răng.
Ngoài việc đánh răng hằng ngày, bạn có thể cho các bé nhỏ hơn sử dụng nướu gặm, một loại đồ chơi giúp các trẻ nhỏ cảm thấy dễ chịu hơn mỗi khi cảm thấy ngứa lợi, chảy nhiều nước bọt trong giai đoạn mọc răng. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh an toàn cho bé, bạn cần lưu ý phải vệ sinh sạch nướu gặm bằng nước nóng sau mỗi lần bé sử dụng.
Bên cạnh đó, cần tránh cho bé ăn đồ quá cay, nóng hoặc những món ăn quá lạnh. Không nên cho bé ăn những món có quá nhiều đường. Đặc biệt, trẻ đang mọc răng cần tránh cho trẻ ăn đồ quá cứng, dai
4
Lưu ý khi trẻ sốt mọc răng
Dấu hiệu bé chuẩn bị mọc răng là gì?
Thông thường, khi chuẩn bị mọc răng, bé có thể gặp hai hoặc nhiều hơn các dấu hiệu như: Khó ngủ; chảy nước dãi thường xuyên; má ửng hồng hơn bình thường; nướu bị sưng, trở nên nhạy cảm; chồi răng nhỏ xuất hiện; thích được gặm, cắn một vật gì đó; biếng ăn; hay quấy khóc vì cảm thấy khó chịu và thường xuyên xoa tai, mặt,...
Mọc răng hàm và răng thường có khác nhau không?
Nhìn chung, mọc răng hàm và răng thường đều có những triệu chứng sốt và phương pháp điều trị giống nhau. Tuy nhiên, thời gian mọc răng hàm thường kéo dài hơn so với mọc răng thường, bởi diện tích bề mặt của răng hàm thường sẽ lớn hơn so với các răng khác, đồng thời phần nướu của răng hàm cũng sẽ dày hơn.
Cách hạ sốt nhanh cho trẻ mọc răng là gì?
Nếu trường hợp bé bị sốt ở nhiệt độ cao, khoảng từ 38.5 độ C trở lên, bạn có thể hạ sốt nhanh cho bé bằng paracetamol hoặc ibuprofen như đã nói ở trên. Tuy nhiên, nếu bé sốt thấp hơn nhiệt độ này, bạn nên giúp hạ sốt nhanh cho bé bằng những cách thức sau:
- Lau, chườm người cho bé bằng các loại khăn hạ sốt chuyên dụng có tẩm dược liệu tự nhiên.
- Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho bé để tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, làm viêm lợi, viêm nướu.
- Đối với trẻ sơ sinh, bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên để giúp hệ miễn dịch của bé được tăng cường cách đáng kể.
Ngoài ra mẹ nên tham khảo các
mẹo trị chảy nước dãi cho bé để giúp bé hạn chế tăng tiết nước bọt cũng như phòng tránh các bệnh về hô hấp nhé!
Trên đây là các mẹo trị sốt mọc răng cũng như cách chăm sóc cho bé trong khoảng thời gian này. Hy vọng với bài viết này của Tip Hay, bạn đã có thêm thật nhiều thông tin bổ ích và từ đó giúp việc bảo vệ sức khỏe của bé nhà mình được tốt hơn nhé!
Nguồn: Sức khỏe và đời sống