Trẻ bị nói lắp nên làm gì? Những cách giúp con hết nói lắp hiệu quả
Tình trạng nói lắp sẽ có nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày và học tập của các bé. Cùng Tip Hay giải đáp những câu hỏi liên quan đến nói lắp ở trẻ ngay nhé.
Nói lắp là tình trạng thường phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi. Vậy trẻ bị nói lắp thì phụ huynh nên làm gì và có những cách nào giúp con hết nói lắp, chúng ta cùng khám phá ngay nha.
1
Nói lắp là gì?
Nói lắp là một loại tật do việc rối loạn ngôn ngữ đã gây nên. Trẻ em gặp phải vấn đề này sẽ bị gián đoạn khi phát âm, âm phát ra sẽ bị kéo dài, lặp lại hoặc bị mất từ và sẽ khiến đối phương không nghe rõ.
Nói lắp sẽ thường khá phổ biến với các bé trong độ tuổi khoảng 2-5 tuổi. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến các bé và các phụ huynh cần có những giải pháp để giúp trẻ điều trị nói lắp càng sớm càng tốt.
2
Biểu hiện của nói lắp
Biểu hiện của nói lắp có thể sẽ có sự thay đổi qua từng ngày. Các phụ huynh có thể nhận thấy rõ hơn khi trẻ nói chuyện trước đám đông. Nói lắp có thể biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau khi:
- Lặp lại một phần từ: “Tôi m-m-m-muốn ăn cơm”
- Lặp lại từ: “Đi-đi-đi công viên”
- Âm thanh kéo dài: “Tôi mmmmmmuốn xem phim”
- Tạm dừng: “Tôi….ăn bánh”
3
Các cách chữa nói lắp cho trẻ
Cách chữa nói lắp cho trẻ tại nhà
Quá trình chữa nói lắp cho trẻ tại nhà có thể sẽ tốn nhiều thời gian và các phụ huynh cần kiên trì để mang đến hiệu quả tốt nhất. Các phụ huynh có thể áp dụng các cách dưới đây để chữa nói lắp cho trẻ:
- Phụ huynh cho các bé nói ngay sau khi xem những hình ảnh về động vật, đồ chơi,...
- Khi trẻ không nói lắp mà nói trôi chảy, phụ huynh hãy khen ngợi để giúp bé tự tin hơn.
- Các cha mẹ không nên có những lời chê bai các bé, không tạo áp lực cho bé.
- Cho bé trò chuyện với các thành viên trong gia đình: Các phụ huynh cho bé nói chuyện với mọi người trong nhà. Khi nói cần nói chậm, bình tĩnh để bé bắt kịp và không làm gián đoạn khi bé trả lời lại mọi người.
- Khuyến khích các bé nói những từ đơn giản và giúp bé giao tiếp với mọi người thoải mái.
- Không bắt trẻ nói những từ quá phức tạp hay bắt trẻ giao tiếp trong hoàn cảnh căng thẳng.
- Hình thành cho bé phản xạ nói không lặp từ từ những từ đơn giản và tăng độ khó dần dần.
- Giúp trẻ chữa nói lắp qua bài hát mà bé yêu thích.
Cách chữa nói lắp cho trẻ bằng ngôn ngữ trị liệu
Bên cạnh chữa nói lắp tại nhà cho các bé thì các phụ huynh có thể điều trị nói lắp cho trẻ bằng ngôn ngữ trị liệu nếu rơi vào những trường hợp sau:
- Tình trạng nói lắp của các bé thường xuyên hơn và đã kéo dài hơn 6 tháng.
- Khi đã qua 5 tuổi nhưng tình trạng nói lắp của bé vẫn còn xảy ra.
- Nói lắp ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống của bé.
- Gia đình phụ huynh có tiền sử về nói lắp
- Các bé sợ hãy khi trò chuyện hoặc nói lắp kèm theo sự lo lắng.
Nếu bé thuộc những trường hợp trên, các phụ huynh hãy đưa bé đến bác sĩ, chuyên gia để có những giải pháp thích hợp để giúp chữa tình trạng nói lắp. Khi đưa bé đến các bác sĩ, chuyên gia bé sẽ:
- Bé sẽ được các bác sĩ, chuyên gia đánh giá về mức độ nói lắp.
- Được tham gia các buổi tập làm giảm nói lắp trong giao tiếp và có người hướng dẫn cho phụ huynh để giúp bé tập luyện khi ở nhà.
- Được mọi người hiểu về nói lắp và nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
4
Những lưu ý khi chữa nói lắp cho trẻ
- Khi nhận thấy bé có những dấu hiệu về nói lắp, các phụ huynh hãy nhanh đưa bé đến bác sĩ, chuyên gia để kiểm tra và xác định tình trạng của bé. Từ đó, sẽ có những giải pháp điều trị đúng đắn và mang lại hiệu quả cao.
- Hãy tạo môi trường thoải mái để bé giao tiếp và luôn lắng nghe những gì các bé nói. Không nên có những lời chê bai, trách mắng vì sẽ có những ảnh hưởng không tốt và khiến bé tự ti, căng thẳng.
- Khi có những chỉ dẫn, chỉnh sửa cho bé, các phụ huynh nên nhẹ nhàng như khi chơi với bé sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn.
- Khi trò chuyện cùng bé, phụ huynh hãy để cho bé tự nói lên hết những suy nghĩ của mình. Không nên ngắt lời hay nói chen vào khi bé đang nói sẽ giúp bé tự tin hơn khi giao tiếp.
- Phụ huynh không nên quan trọng việc câu nói của bé đúng hay sai mà hãy cố gắng nghe bé nói. Vì làm như thế sẽ giúp bé hiểu được mình vẫn có thể giao tiếp hiệu quả khi nói lắp.
Bài viết trên là những giải đáp của Tip Hay về tình trạng nói lắp ở trẻ. Hy vọng qua bài viết, các phụ huynh sẽ hiểu hơn và có thêm nhiều thông tin thật hữu ích về chủ đề này nhé.
Nguồn: Vinmec và Youmed