Tip hay

Trẻ bị nẻ má nguyên nhân do đâu và các cách phòng tránh

Trẻ bị nẻ má nguyên nhân do đâu và các cách phòng tránh

Ba mẹ đang đau đầu vì bé bị nẻ má? Hãy cùng với Tip Hay tìm hiểu trẻ bị nẻ má nguyên nhân do đâu và các cách phòng tránh nào.

Nẻ má là hiện tượng các lớp da hai bên má bị bong tróc, ửng đỏ, thường gặp ở trẻ sơ sinh vào các mùa hanh khô. Tình trạng này khiến các bé cảm thấy ngứa rát, khó chịu, khiến cha mẹ lo lắng. Vậy hôm nay, Tip Hay sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị nẻ má và các cách phòng tránh cho trẻ.

1 Nguyên nhân trẻ bị nẻ má

Vệ sinh không đúng cách

Vệ sinh không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây nẻ má ở trẻ, có thể do cha mẹ khi tắm rửa, chà xát mạnh tay khiến lớp da còn non của trẻ bị tổn thương. Hoặc cha mẹ có thói quen sợ bé bị lạnh nên sẽ dùng quạt sưởi ấm khi tắm, điều này có thể dẫn đến tình trạng mất nước gây nẻ má cho trẻ.

Cha mẹ không vệ sinh đúng cách cho trẻCha mẹ không vệ sinh đúng cách cho trẻ

Do điều kiện môi trường hoặc thời tiết

Các yếu tố ngoại cảnh như môi trường và thời tiết cũng gây ra hiện tượng nẻ má ở trẻ. Vào mùa đông, thời tiết bắt đầu hanh khô và lạnh dần hoặc do cha mẹ cho bé nằm trong phòng điều hòa hoặc máy sưởi, dẫn đến tình trạng da trẻ bị mất nước, xuất hiện hiện tượng sần sùi và bong tróc trên da.

Môi trường có thể gây nẻ má ở trẻMôi trường có thể gây nẻ má ở trẻ

Không sử dụng kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm hỗ trợ rất tốt trong việc giúp da mềm mịn, tránh tình trạng bị khô nứt, việc bôi kem dưỡng ẩm sẽ giúp da bé tốt hơn. Tuy nhiên, cha mẹ lại lầm tưởng do da bé có tận 80% là nước nên đã đủ độ ẩm, không cần phải dùng, nhưng do da mỏng khiến tốc độ thoát nước diễn ra nhanh hơn dẫn đến tình trạng da bé bị nứt nẻ, khô ráp.

Không thoa kem dưỡng ẩm ảnh hưởng đến da trẻKhông thoa kem dưỡng ẩm ảnh hưởng đến da trẻ

Đặc điểm cơ thể

Nguyên nhân tiếp theo gây nẻ má ở trẻ là do đặc điểm của cơ thể. Do là trẻ sơ sinh, cấu trúc da chưa hoàn thiện, lớp thượng bì chưa hoàn toàn phát triển, khiến cho làn da của bé dễ dàng thoát hơi nước và bị tổn thương bởi các yếu tố như khói bụi, ánh nắng mặt trời.

Da trẻ chưa hoàn toàn phát triểnDa trẻ chưa hoàn toàn phát triển

Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, trẻ bị nẻ má còn có thể do ảnh hưởng từ người mẹ, sử dụng nhiều đồ ăn chiên xào, cay nóng hoặc sử dụng các chất kích thích như cà phê, đồ uống có cồn hoặc cho trẻ sử dụng các mỹ phẩm không phù hợp với độ tuổi của trẻ.

2 Cách làm dịu nẻ má cho trẻ

Lưu ý: Để cải thiện tình trạng bị nứt da ở trẻ, có một số mẹo chữa trị vô cùng tự nhiên và hiệu quả. Tuy nhiên, những cách này đều chỉ mang tính chất tham khảo, nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tình trạng của bé chuyển biến nặng.

Dầu dừa

Theo các chuyên gia, dầu dừa chứa rất nhiều khoáng chất tự nhiên giúp kháng khuẩn, kháng viêm, chống nhiễm trùng và làm dịu da hiệu quả. Cha mẹ có thể sử dụng sản phẩm để giúp cho tình trạng nẻ má ở trẻ được cải thiện. Có thể nhỏ vài giọt vào thau nước tắm cho trẻ hoặc thoa đều lên vị trí bị nẻ của trẻ khoảng 15 phút và rửa sạch.

Dầu dừa rất tốt trong việc phục hồi daDầu dừa rất tốt trong việc phục hồi da

Mật ong và sữa tươi không đường

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, bảo vệ làn da của trẻ trước các tác nhân gây hại rất hiệu quả. Khi kết hợp với sữa tươi không đường có tác dụng cấp ẩm, làm hồi phục vùng da bị tổn thương sẽ giúp cho tình trạng nẻ má ở trẻ nhanh hồi phục, không còn khó chịu. Bạn hãy bôi hỗn hợp này lên mặt bé khoảng chừng 15 phút và rửa lại bằng nước sạch.

Hỗn hợp mật ong và sữa tươiHỗn hợp mật ong và sữa tươi

Dầu ô liu

Sử dụng dầu ô liu để trị nẻ má cho trẻ cũng là một biện pháp hiệu quả, do trong dầu ô liu chứa nhiều hợp chất tự nhiên có khả năng làm dịu làn da, dưỡng ẩm, giúp da bé trở nên mềm mịn. Cha mẹ có thể thoa dầu ô liu lên mặt trẻ, massage khoảng 5 phút để thấm đều và rửa lại bằng nước sạch cho trẻ.

Dầu ô liu trị nẻ má hiệu quảDầu ô liu trị nẻ má hiệu quả

Bột yến mạch

Một trong số những biện pháp chữa nẻ má hiệu quả là sử dụng bột yến mạch. Các chất trong bột có tác dụng dưỡng ẩm, khắc phục tình trạng nứt nẻ, làm lành các mô bị tổn thương. Phụ huynh có thể trộn đều bột yến mạch cùng với mật ong và nước hoa hồng để thoa đều lên da trẻ, cải thiện tình hình cho bé.

Bột yến mạch có tác dụng tốt lên da béBột yến mạch có tác dụng tốt lên da bé

Kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm sẽ là trợ thủ đắc lực cho cha mẹ khi mong muốn cải thiện tình trạng khô nứt, bong tróc da ở trẻ nhỏ. Các hợp chất có trong kem sẽ giúp da bé được mềm mịn, khôi phục lại các vùng da bị khô nứt, cấp ẩm cho da. Tuy nhiên, nên lưu ý chỉ sử dụng các sản phẩm kem dưỡng phù hợp với loại da và độ tuổi của trẻ.

Thoa đều kem dưỡng ẩm giúp giảm nẻ máThoa đều kem dưỡng ẩm giúp giảm nẻ má

3 Các cách phòng tránh nẻ má

Người xưa có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để giúp cho trẻ không bị nẻ má, dưới đây là một số cách phòng tránh:

  • Vệ sinh đúng cách: Chỉ nên tắm cho trẻ từ 2-3 lần trong tuần và phải tắm bằng nước ấm tránh tình trạng mất nước. Có thể sử dụng lá kinh giới, chè tươi hoặc mướp đắng pha nước tắm cho bé, vừa giúp bé tránh tình trạng nẻ má vừa giúp da trẻ thêm khỏe mạnh (mang tính chất tham khảo).
  • Tăng cữ bú: Theo nghiên cứu, trẻ sẽ bú 6-12 lần trong ngày, tuy nhiên, vào các thời tiết hanh khô, mẹ có thể tăng cữ bú để bé có thể hấp thu được lượng nước bị mất đi. Các dưỡng chất có trong sữa mẹ cũng sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt hơn,
  • Sử dụng điều hòa một cách khoa học: Không nên cho trẻ nằm trong phòng điều hòa quá lâu, chi từ khoảng 2 đến 3 tiếng và nằm trong nhiệt độ từ 28 - 30 độ C, điều này sẽ giúp cho trẻ tránh tình trạng mất nước, làm tổn thương da.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Cha mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp cho trẻ có một môi trường có độ ẩm ổn định, không quá khô khiến da trẻ bị mất nước.
  • Dùng kem dưỡng ẩm: Sau khi tắm, ba mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm để da luôn được mịn màng và cấp ẩm đầy đủ. Chỉ chọn lựa những sản phẩm an toàn, lành tính và phù hợp với trẻ.

Thực hiện phòng tránh cho trẻThực hiện phòng tránh cho trẻ

Bài viết trên là những quan điểm của Tip Hay về nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng nẻ má ở trẻ. Mong bài viết sẽ giúp ích cho bạn và đừng quên theo dõi Tip Hay để có thêm những kiến thức hữu ích nhé!

Từ khóa: Trẻ bị nẻ má nguyên nhân do đâu và các cách phòng tránhKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh