Trẻ bị ho, sổ mũi nên tắm lá gì để mau khỏi bệnh?
Khi trẻ bị ho, sổ mũi có nên tắm không? Và nếu có thể thì tắm lá gì để nhanh khỏi bệnh? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé!
Ho và sổ mũi là các triệu chứng phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, việc chăm sóc và giúp trẻ giảm triệu chứng này là rất quan trọng. Một trong những phương pháp tự nhiên và hiệu quả để giảm ho và sổ mũi cho trẻ là sử dụng các loại lá để tắm cho trẻ. Bài viết sau đây BácH hóa XANH sẽ gợi ý cho các mẹ những loại lá giúp trẻ nhanh chóng hết bệnh.
Lưu ý: Nội dung bài viết dưới đây đều mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia uy tín.
1
Trẻ bị ho, sổ mũi có nên tắm không?
Các bậc cha mẹ thường lo lắng về vấn đề trẻ bị ho, sổ mũi thì có nên tắm hay không. Bởi theo quan niệm của ông bà xưa, người bệnh phải kiêng nước, kiêng tắm. Nhưng trên thực tế, các chuyên gia cho rằng trẻ bị ho, sổ mũi vẫn có thể tắm được bình thường và nên tắm cho trẻ bằng nước ấm.
Việc làm này được xem như là một phương pháp xông hơi cho trẻ, giúp giảm tắc nghẽn và đồng thời làm giãn nở đường thông khí. Từ đó có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Bên cạnh đó, tắm rửa sẽ giúp cơ thể bé sạch sẽ cũng như loại bỏ được những bụi bẩn, mồ hôi hay vi khuẩn bám trên da.
2
Trẻ bị ho, sổ mũi nên tắm lá gì để mau khỏi bệnh?
Bên cạnh việc cho trẻ uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, để nhanh khỏi bệnh các mẹ có thể tắm cho trẻ bằng một số loại lá sau:
Lá gừng
Gừng là một loại gia vị có đặc tính cay, nóng, được sử dụng như là một dược liệu với nhiều công dụng chữa bệnh ho, sổ mũi rất tốt. Lá gừng có tác dụng làm ấm cơ thể và có thể điều trị chứng lạnh ở các chi vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, nhờ đặc tính nóng cũng như các hợp chất kháng khuẩn và chống viêm của lá gừng sẽ giúp loại bỏ độc tố và mồ hôi có trên cơ thể.
Cách tắm bằng lá gừng: Các mẹ hãy cho khoảng hai muỗng bột gừng và vài lá gừng đã được rửa sạch vào thau nước ấm rồi tắm cho trẻ.
Lá trầu không
Trầu không là một trong những loại lá chứa rất nhiều chất kháng sinh, mang lại hiệu quả cao trong điều trị ho cho trẻ và đồng thời cũng giúp làm giảm các triệu chứng của nhiễm lạnh, làm ấm cơ thể của trẻ.
Cách tắm bằng lá trầu không: Đun sôi lá trầu không đã rửa sạch cùng với quế và thảo quả, đợi khi nước hạ nhiệt xuống đến mức vừa phải thì tắm cho trẻ.
Lá tía tô
Theo Đông y, lá tía tô tính ấm, vị cay có khả năng điều trị bệnh hen suyễn và giúp giải cảm. Ngoài ra, lá tía tô còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, đau đầu. Đặc biệt loại lá này được xem như là một kháng sinh tự nhiên giúp chữa ho khá hiệu quả. Có thể nói, tía tô là bài thuốc trị ho, sốt đặc biệt hữu hiệu và an toàn cho việc điều trị cảm cúm của trẻ nhỏ.
Cách tắm bằng lá tía tô: Lấy lá và cành của cây tía tô, về rửa sạch rồi cho vào nồi nước đun sôi khoảng 15 phút. Sau đó, để nước nguội và dùng để tắm cho trẻ.
Lá kinh giới
Trong lá kinh giới có chứa các chất chống viêm, sát khuẩn và chất chống oxy hóa nên có thể bảo vệ làn da trẻ khỏi các bệnh ngoài da như rôm sảy hay mẩn ngứa ở trẻ. Bên cạnh đó, lá kinh giới cũng giúp điều hòa thân nhiệt, làm giảm nhiệt độ nóng trong cơ thể, giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng.
Cách tắm bằng lá kinh giới: Lấy một nắm lá kinh giới tươi, rửa sạch và vò nát rồi cho vào nước ấm để tắm cho bé. Hoặc các mẹ có thể đun sôi lá kinh giới, đợi đến khi nước còn ấm thì hãy tắm cho bé.
Lá me và hành tây
Tác dụng nổi bật của lá me đó chính là thanh nhiệt, giải độc và ngăn ngừa các bệnh ngoài da. Còn hành tây có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả. Vì thế, khi kết hợp lá me và hành tây với nhau để tắm cho bé thì các tình trạng bệnh ho và sổ mũi sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Cách tắm bằng lá me và hành tây: Lấy một ít lá me và hành tây đem rửa sạch rồi cho vào nồi để đun sôi. Sau đó, đợi nước còn ấm thì pha ra chậu và tắm cho bé.
3
Cách tắm cho trẻ bị ho, sổ mũi an toàn
Trước khi tắm:
Đóng kín cửa phòng tắm để tránh gió lùa vào
Chuẩn bị nước tắm cho bé với mức nhiệt phù hợp với nhiệt độ của nước tắm phải thấp hơn thân nhiệt của bé khoảng 2 độ C. Ngoài ra, mẹ phải luôn giữ nhiệt độ của nước tắm ổn định như nhiệt độ lúc pha ban đầu.
Trong quá trình tắm cho trẻ:
- Tắm ở vùng đầu: Mẹ nên gội đầu cho bé thật nhanh và lấy khăn mềm lau nhẹ nhàng các vùng mặt, má, cổ, tai, gáy. Cuối cùng là lau khô vùng đầu của bé.
- Vùng thân: Trẻ bị sốt sẽ tiết nhiều mồ hôi vì thế các mẹ cần lưu ý tắm thật cẩn thận để bé không bị các bệnh ngoài da. Khi tắm, có thể cho trẻ ngồi trong chậu hoặc bồn tắm, rồi sử dụng ca hoặc vòi hoa sen vừa dội nước từ từ lên người trẻ vừa xoa nhẹ nhàng để làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn.
Sau khi tắm xong:
- Các mẹ lấy khăn sạch lau khô cơ thể trẻ rồi cho con mặc quần áo thông thoáng. Và tuyệt đối không nên cho con đi ra ngoài gió ngay sau khi vừa tắm xong.
- Trong trường hợp trẻ bị sốt nhưng mẹ không muốn tắm cho trẻ thì nên lấy khăn ấm lau nhẹ nhàng toàn bộ cơ thể của trẻ rồi mặc quần áo thoải mái.
4
Những lưu ý khi tắm cho trẻ bị ho, sổ mũi
- Không được tắm cho bé quá lâu để tránh cơ thể bị mất nước và nhiễm lạnh, chỉ nên tắm cho bé trong khoảng 5 phút từ đầu trở xuống.
- Vào mùa đông, buổi sáng nên tắm từ lúc 9h - 11h, buổi chiều từ 15h - 17h. Còn khi mùa hè, nên tắm vào buổi sáng từ 8h - 10h và buổi chiều 16h - 18h.
- Cho bé uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất khi sốt. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ định cụ thể của bác sĩ.
- Dùng khăn ẩm lau từng bộ phận cho bé.
- Luôn lau khô sạch người trước khi cho trẻ mặc quần áo
- Không tắm lâu hơn 5 phút và nên tránh gió để ngăn nốt ban nổi lên nhiều hơn.
Bài viết trên Tip Hay tổng hợp một số thông tin hữu ích dành cho các mẹ khi chăm sóc trẻ bị sốt cũng như một số loại lá có thể dùng để tắm giúp trẻ bị ho, sổ mũi mau khỏi bệnh. Chúc các mẹ và các bé luôn vui khỏe!
Nguồn: marrybaby.vn