Tip hay

Trẻ bị hắc lào nên làm gì? Những điều cần biết về bệnh hắc lào ở trẻ

Trẻ bị hắc lào nên làm gì? Những điều cần biết về bệnh hắc lào ở trẻ

Bệnh hắc lào không gây ra quá nhiều nguy hiểm đối với trẻ, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả tiêu cực. Vậy trẻ bị hắc lào nên làm gì?

Bệnh hắc lào là loại bệnh nhiễm trùng da do nấm. Khi bệnh hắc lào, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa và khó chịu, đặc biệt đối với trẻ em. Mặc dù bệnh hắc lào không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên khi không được chữa trị đúng cách sẽ có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Vậy khi trẻ bị hắc lào nên làm gì và làm sao để ngăn ngừa tái phát bệnh ở trẻ em? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây nhé.

1 Nguyên nhân khiến trẻ bị hắc lào

Bệnh hắc lào do một loại nấm có tên là Dermatophytes gây ra. Ngoài ra, làn da của trẻ còn khá nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các yếu tố không tốt từ môi trường, do đó có thể bị nhiễm bệnh hắc lào. Bên cạnh đó, trẻ bị hắc lào còn do một số nguyên nhân khác như:

  • Lây nhiễm từ mọi người xung quanh: Những người thường xuyên tiếp xúc với bé hằng ngày như bố mẹ, ông bà đều có thể là nguồn lây hắc lào cho bé.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người đã từng bị hắc lào thì khả năng bé bị nhiễm bệnh là khá cao.
  • Động vật: Các loại vật nuôi trong gia đình như chó mèo chứa nhiều nấm, vi khuẩn độc hại có thể là nguồn bệnh và khiến bé bị nhiễm hắc lào.
  • Vệ sinh: Nếu cơ thể bé không được vệ sinh sạch sẽ hoặc tắm rửa thường xuyên thì sẽ có thể bị nhiễm hắc lào.
  • Thời tiết: Khi thời tiết trở nên khắc nghiệt sẽ có thể khiến làn da bé bị nứt nẻ và gây ra tình trạng hắc lào.

Nguyên nhân khiến trẻ bị hắc làoNguyên nhân khiến trẻ bị hắc lào

2 Các triệu chứng của bệnh hắc lào ở trẻ em

Khi bị bệnh hắc lào, triệu chứng dễ thấy nhất đó là xuất hiện các mảng vảy trên da của trẻ. Những mảng vảy này có thể ở mọi vị trí trên cơ thể của bé, có dạng tròn hoặc dài, đường kính khoảng 1cm.

Bên cạnh đó, khi bị hắc lào ở da đầu thì phần da đầu này sẽ có các đốm hỏi hoặc mảng vảy, tóc không thể mọc được ở đây. Do đó, các bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám để được điều trị kịp thời, tránh làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, làm sưng tấy và xuất hiện mụn bọc, hình thành nên các vùng bị viêm.

Các triệu chứng của bệnh hắc lào ở trẻ emCác triệu chứng của bệnh hắc lào ở trẻ em

3 Phương pháp điều trị cho trẻ bị hắc lào

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh hắc lào cho trẻ, chẳng hạn như:

  • Lấy lông tóc hoặc mẫu da của bé đem đi kiểm tra dưới kính hiển vi, sau đó gửi đi các cơ sở thí nghiệm để tiến hành nuôi cấy.
  • Bố mẹ có thể sử dụng kem chống nấm để bôi cho bé thường xuyên, mỗi ngày khoảng 2 lần vào những vị trí mẩn đỏ trên cơ thể. Sau khi kiên trì bôi khoảng 3 - 4 tuần thì bệnh hắc lào có thể được trị khỏi hẳn.
  • Nếu trẻ bị dị ứng kem chống nấm, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn các phương pháp chữa trị phù hợp. Đặc biệt đối với những trẻ bị hắc lào ở phần đầu, lúc này bệnh sẽ lâu lành hơn so với những vị trí khác trên cơ thể. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp hoặc các loại dầu gội để chữa trị cho bé.
  • Không nên bôi kem steroid để trị hắc lào cho bé bởi loại kem này chỉ có thể làm giảm ngứa tức thời và làm chậm quá trình khỏi bệnh ở bé.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị hắc lào, mẹ nên cắt móng tay sạch sẽ bởi nếu chẳng may làm xước da của bé sẽ có thể làm tăng diện tích lây lan của bệnh. Ngoài ra, mẹ cũng có thể đeo găng tay hoặc tất cho bé khi bé ngủ để hạn chế tình trạng bé gãi nhiều, làm bệnh trở nên nặng và trầm trọng hơn.

Phương pháp điều trị cho trẻ bị hắc làoPhương pháp điều trị cho trẻ bị hắc lào

4 Cách ngăn ngừa tái phát bệnh hắc lào ở trẻ em

Dưới đây là các cách ngăn ngừa bệnh hắc lào tái phát ở trẻ mà các bố mẹ có thể tham khảo:

  • Chú ý vệ sinh: Thường xuyên tắm rửa, thay mới tất và đồ lót của bé mỗi ngày, đồng thời lau khô kẽ tay, kẽ chân cho bé sau khi tắm để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh hắc lào.
  • Kiểm tra vật nuôi trong nhà: Bố mẹ nên đưa vật nuôi đi kiểm tra thường xuyên để xem chúng có mang mầm bệnh hắc lào hay không. Nếu chó hoặc mèo trong gia đình bạn không thể mọc lông hoặc xuất hiện các mảng vảy thì nguy cơ những vật nuôi này đang mắc phải bệnh hắc lào là khá cao.
  • Không nên cho trẻ đi chân không: Tại các nơi công cộng chứa rất nhiều đồ vật có thể tích trữ mầm bệnh hắc lào. Do đó bố mẹ không nên cho con đi chân không, thay vào đó hãy chuẩn bị cho con một đôi dép cho bé để phòng bệnh được tốt nhất.
  • Vệ sinh chỗ ngủ thường xuyên: Trong trường hợp tiếp xúc với những người bị bệnh hắc lào thì những đồ vật như gối, chăn cần phải giặt bằng nước nóng để tiêu diệt mầm bệnh, tránh lây lan cho những người xung quanh.
  • Không dùng chung đồ: Dùng chung đồ đạc với người bị bệnh hắc lào là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh hắc lào ở trẻ nhanh nhất. Do đó khi gia đình hoặc xung quanh có người bị hắc lào thì nên hạn chế tối đa việc sử dụng chung đồ để tránh nguy cơ lây lan bệnh.

Cách ngăn ngừa tái phát bệnh hắc lào ở trẻ emCách ngăn ngừa tái phát bệnh hắc lào ở trẻ em

Bài viết trên đây Tip Hay đã cùng các bạn tìm hiểu những dấu hiệu của bệnh hắc lào ở trẻ cũng như cách ngăn ngừa bệnh hắc lào cho bé. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tham khảo và giúp bé phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Nguồn: Medlatec.vn

Từ khóa: Trẻ bị hắc lào nên làm gì? Những điều cần biết về bệnh hắc lào ở trẻKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh