Tip hay

Trào ngược dạ dày thực quản trẻ sơ sinh là gì? Triệu chứng của bệnh?

Trào ngược dạ dày thực quản trẻ sơ sinh là gì? Triệu chứng của bệnh?

Trào ngược dạ dày là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh. Do đó, cha mẹ cần nhận định triệu chứng sớm để có thể can thiệp kịp thời và xử trí một cách nhanh chóng nhất.

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng khi nội dung trong dạ dày của trẻ nhỏ bị trào lên và tràn ngược trở lại vào thực quản. Khi tình trạng này xảy ra ở trẻ sơ sinh, chúng ta gọi là trào ngược dạ dày thực quản trẻ sơ sinh. Cùng Tip Hay tham khảo thông tin cần biết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh nhé!

1 Trào ngược dạ dày thực quản trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh có thể mắc phải trào ngược dạ dày thực quản khi thức ăn, sữa, dịch dạ dày hoặc muối mật trào ngược từ dạ dày lên thực quản. May mắn thay, trong phần lớn các trường hợp, tình trạng bệnh sẽ giảm dần khi trẻ lớn và ít phổ biến hơn khi bé tròn 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

Trào ngược dạ dày thực quản trẻ sơ sinh là gì?Trào ngược dạ dày thực quản trẻ sơ sinh là gì?

2 Các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản không cần lo lắng, tuy nhiên khi dạ dày có acid gây kích thích thì trẻ sẽ cảm thấy đau rát khó chịu, có triệu chứng bất thường trên cổ họng và thực quản.

Trong trường hợp có những triệu chứng bất thường sau, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ:

  • Không tăng cân.
  • Quấy khóc thường xuyên.
  • Nôn ói nhiều.
  • Dịch nôn lỏng màu xanh lá cây hoặc màu vàng.
  • Chất nôn có chứa máu hoặc có các thành phần khác có màu giống bã cà phê.
  • Có xuất hiện máu ở trong phân.
  • Khó thở hoặc ho mãn tính.
  • Kích thích bất thường sau ăn.

Trẻ gặp chứng trào ngược dạ dày thực quảnTrẻ gặp chứng trào ngược dạ dày thực quản

3 Cách chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Chẩn đoán

Nếu trẻ phát triển bình thường và không có dấu hiệu bất thường, bác sĩ không cần thực hiện kiểm tra thể chất. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể đề xuất xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác.

  • Siêu âm: Xét nghiệm hình ảnh này có thể phát hiện ra các trường hợp hẹp môn vị, túi thừa hoặc màng ngăn tá tràng...
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Cách này có thể giúp xác định hoặc loại trừ nguyên nhân có thể gây ra nôn tái phát và không tăng cân.
  • Đo pH thực quản: Giúp bác sĩ đo được độ acid trong thực quản của trẻ. Bác sĩ sử dụng ống mỏng qua mũi hoặc miệng và đi vào thực quản. Các ống này được gắn vào thiết bị theo dõi độ acid.
  • X-quang có cản quang: Những hình ảnh này có thể phát hiện bất thường trong được tiêu hoá, chẳng hạn như sự tắc nghẽn. Trẻ sẽ được sử dụng chất lỏng tương phản (barium) giúp cho quá trình theo dõi được rõ ràng hơn.
  • Nội soi đại tràng: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống đặc biệt được trang bị camera ở đầu dò và đưa qua miệng và thực quản, dạ dày và phần đầu tiên của ruột non.

Chẩn đoán bệnh từ sớm để giải quyết dứt điểmChẩn đoán bệnh từ sớm để giải quyết dứt điểm

Điều trị

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh thường tự hết khi trẻ lớn. Cha mẹ nên thực hiện các biện pháp sau giúp hạn chế tình trạng trào ngược:

  • Cho trẻ ăn chia nhỏ bữa hơn và khoảng cách ăn thưa ra 2.5- 3 giờ/lần
  • Giúp trẻ ợ hơi sau mỗi lần ăn.
  • Đầu cao sau mỗi lần ăn trong 20-30 phút .
  • Loại bỏ các sản phẩm sữa, thịt bò hoặc trứng ra khỏi chế độ ăn nếu nghi ngờ trẻ dị ứng.
  • Chuyển đổi loại sữa công thức chống dị ứng nếu nghi trẻ dị ứng sữa bò.
  • Sử dụng núm vú đúng với lứa tuổi của trẻ. Một núm vú quá lớn hoặc quá bé cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình nuốt hơi hoặc thức ăn của trẻ.

Việc sử dụng thuốc để điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh không được khuyến cáo thường xuyên. Tuy nhiên, đối với trẻ có các dấu hiệu như tăng cân kém, viêm thực quản, hen suyễn mãn tính, việc sử dụng thuốc vẫn được xem xét. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và sắt và tăng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột và hô hấp.

Phương pháp phẫu thuật được sử dụng cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản nghiêm trọng, nhưng đây là trường hợp hiếm khi xảy ra. Phẫu thuật sẽ thắt chặt cơ thắt thực quản dưới để ngăn chặn acid trào ngược.

Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trịNên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh cùng cách xử lý chúng. Đừng quên theo dõi Tip Hay để thường xuyên cập nhật thông tin hữu ích cho cuộc sống nhé!

Nguồn tham khảo: Chuyên trang sức khỏe Vinmec

Từ khóa: Trào ngược dạ dày thực quản trẻ sơ sinh là gì? Triệu chứng của bệnh?Kinh nghiệm hay tại BachHoaXanh