Trào lưu ăn nhân sâm mầm thay rau để cải thiện sức khỏe có tốt không?
Trong thời gian gần đây, trào lưu ăn nhân sâm thay rau đang được nhiều người quan tâm và áp dụng. Vậy điều này có thật sự tốt không? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Sâm mầm là loại thực phẩm rất tốt đối với sức khỏe của mọi người như xua tan mệt mỏi, tăng khả năng tập trung, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó thời gian gần đây đã xuất hiện trào lưu ăn nhân sâm mầm thay rau để cải thiện sức khỏe. Vậy điều này có tốt không? Hãy cùng Tip Hay khám phá chi tiết ngay tại bài viết dưới đây nhé.
1
Thực trạng trào lưu ăn nhân sâm mầm thay rau trên Tiktok
Trào lưu ăn nhân sâm mầm thay rau trên Tiktok đã trở nên phổ biến và gây chú ý trong cộng đồng mạng hiện nay. Những người bán hàng trên các trang bán hàng online và mạng xã hội Tiktok đã đưa ra quảng cáo về nhân sâm mầm như một loại rau sạch và vô cùng bổ dưỡng. Cũng theo những người này, nhân sâm mầm có thể được sử dụng để ăn thay thế rau bình thường.
Tuy nhiên, đây là một trào lưu đang gây tranh cãi trên mạng xã hội và những thông tin về nhân sâm mầm này chưa được chứng minh một cách rõ ràng bởi các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng và y tế.
Một số tiktoker đã chia sẻ những thông tin về nhân sâm mầm mà họ biết. Tiktoker N.H.P cho biết “Ăn nhân sâm mầm như ăn rau sạch, có thể bảo quản được trong tủ lạnh từ 5-7 ngày và lâu hơn 2 tuần nếu bảo quản trong tủ lạnh. Đồng thời, tiktoker D.H cũng đưa ra thông tin rằng “Nhân sâm mầm được trồng một năm như các loại rau thông thường khác, sau đó trồng theo phương pháp thủy canh thêm 2 tháng nữa để có đủ lá, thân, rễ. Tất cả các bộ phận này đều có thể ăn được”.
Những người bán hàng này khẳng định rằng, nhân sâm mầm là một loại sản phẩm đột phá nhưng có chi phí sản xuất thấp hơn nhân sâm củ. Bên cạnh đó, nhân sâm mầm có chứa đầy đủ hoạt chất của nhân sâm củ, đặc biệt hàm lượng saponin cao gấp 6-8 lần so với nhân sâm củ, do đó giá trị dinh dưỡng của nhân sâm mầm cũng cao hơn.
Hàm lượng saponin này được cho là có tác dụng bảo vệ gan, giảm cholesterol trong máu, giảm kết dính tiểu cầu và ngăn ngừa ung thư. Ngược lại, nhân sâm củ lại không có chất này.
Tuy nhiên, hiện tại chưa có đủ cơ sở khoa học để khẳng định chính xác về chất lượng và giá trị dinh dưỡng của nhân sâm mầm so với nhân sâm củ truyền thống.
2
Trào lưu ăn nhân sâm mầm thay rau có tốt cho sức khỏe không?
Trong một nghiên cứu đăng tải trên Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (NCBI), mọi người không nên sử dụng nhân sâm mầm một cách tùy tiện, đồng thời càng không nên dùng để ăn thay thế cho rau.
Theo Bác sĩ Lê Tiến Huy - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Y dược, hiện nay chỉ có các nghiên cứu về tác dụng của nhân sâm mầm đối với bệnh nhiễm khuyết. Còn những tác dụng khác của nhân sâm mầm vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cụ thể.
Bên cạnh đó, ThS. Hoàng Khánh Toàn - Chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: Nhân sâm đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên cần phải biết cách sử dụng đúng cách, tránh sử dụng không đúng có thể khiến bệnh nặng thêm và gây nguy hiểm cho người dùng. Tuy nhiên, nhân sâm được bác sĩ đề cập ở trên là củ nhân sâm, không phải nhân sâm mầm trên các trang quảng cáo. Hiện nay, công dụng của nhân sâm mầm vẫn chưa thực sự được chứng minh rõ. Ngoài ra, một số người không nên sử dụng nhân sâm như:
- Người bị trào ngược dạ dày, nôn mửa hay tăng huyết áp.
- Phụ nữ trước ngày sinh.
- Người thường bị đau bụng, đi ngoài phân nát, lỏng, người bị chướng bụng, tiêu chảy.
Bài viết trên đây Tip Hay đã cùng các bạn giải đáp trào lưu ăn nhân sâm mầm thay rau có thật sự hiệu quả không. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tham khảo và biết cách sử dụng nhân sâm phù hợp trong việc cải thiện sức khỏe.
Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam