Tip hay

Tránh những điều sau nếu không muốn ngộ độc khi ăn củ sắn

Tránh những điều sau nếu không muốn ngộ độc khi ăn củ sắn

Mặc dù là thành phần chính của khá nhiều món ăn, thế nhưng bạn có biết sử dụng củ sắn còn sống, hay chế biến không đúng cách củ sắn, có thể khiến bạn ngộ độc thực phẩm.

Giá trị dinh dưỡng

Củ sắn hay còn được gọi là khoai mì, rất giàu tinh bột, khoáng chất, vitamin A, viamin nhóm B và vitamin C, hạt bột sắn nhỏ mịn, độ dính cao.

Củ sắn có chứa một lượng chất xơ cao giúp chúng ta có cảm giác no lâu, ức chế cảm giác thèm ăn. Ngoài ra chúng còn giúp giảm mức cholesterol không lành mạnh ra khỏi cơ thể

Tuy nhiên củ sắn cũng có chứa một lượng độc tố ở dạng Glucozit. Nếu không sơ chế đúng cách Glucozit trong củ sắn có thể gây ngộ độc thậm chí có khả năng gây chết người.

Nếu không sơ chế đúng cách Glucozit trong củ sắn có thể gây ngộ độc

Ăn củ sắn không đúng cách gây ngộ độc chết người

Củ sắn tươi chứa các hoá chất gọi là Cyanogenic Glycosides, giải phóng Xianua trong cơ thể, làm tăng nguy cơ ngộ độc Xianua.

Ở các nước đang phát triển, nhiều người theo chế độ ăn có hàm lượng dinh dưỡng thấp, ít Protein và đạm đang phụ thuộc nhiều vào củ sắn, do phần lớn lượng chất đạm hay Protein nạp vào cơ thể giúp loại bỏ chất Xyanua, khi cơ thể không hấp thụ đủ chất đạm, việc ngộ độc do Xyanua sẽ tăng cao.

Ăn củ sắn không đúng cách gây ngộ độc chết người

Chế biến củ sắn đúng cách – an toàn cho sức khỏe

Củ sắn khi sơ chế phải được lột vỏ ngâm nước muối hoặc nước vo gạo 2 ngày hoặc ít nhất qua đêm. Tốt nhất khi lột vỏ bạn nên mang bao tay nilon tránh nhựa chạm vào tay, bỏ bao tay khi thao tác xong.

Củ sắn phải được nấu kỹ, luộc củ sắn qua 2 – 3 nước, không đậy nắp cho độc tố theo nước bốc hơi.

Không sử dụng đọt sắn, củ sắn cao sản, củ sắn khi bẻ có nhựa chảy ra bên ngoài, củ sắn trồng lâu năm, hay củ đã chế biến nhưng có vị đắng. Những loại này thường có hàm lượng độc tố cao.

Củ sắn khi chưa qua sơ chế, còn nguyên củ không nên chế biến dù là luộc hay chiên nướng…

Nên ăn chung với các loại thực phẩm giàu Protein, không sử dụng củ sắn như nguồn năng lượng chính của khẩu phần ăn, nên cân đối các loại thực phẩm tránh tình trạng nhiễm độc tố Xyanua.

Không sử dụng củ sắn với mẹ bầu hoặc trẻ nhỏ, không ăn củ sắn khi đói.

Củ sắn lột vỏ ngâm nước muối hoặc nước vo gạo 2 ngày, luộc củ sắn qua 2, 3 nước

Xem thêm: Cách khử độc trong rau củ

Tham khảo:  Tìm hiểu về củ sắn, tác dụng và cách chế biến

Thông tin tham khảo: iasvn.org, bepgiadinh.com

Củ sắn có thể được coi là thực phẩm tốt cho sức khỏe khi được sơ chế cũng như chế biến đúng cách. Tuy nhiên tránh sử dụng cho mẹ bầu, trẻ nhỏ và người lớn tuổi có sức khỏe yếu.

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: Tránh những điều sau nếu không muốn ngộ độc khi ăn củ sắntránh những điều sau nếu không muốn ngộ độc khi ăn củ sắntránh ngộ độc khi ăn củ sắnăn củ sắncủ sắnkhỏe đẹp mỗi ngày