Trà hoa mộc là gì? Lợi ích và cách pha trà hoa mộc thơm ngon, bổ dưỡng
Không chỉ là một loại thức uống mà trà hoa mộc sở hữu rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu về loại trà này cũng như cách pha trà hoa mộc nhé!
Trà hoa mộc còn được biết đến với cái tên gần gũi hơn là trà quế hoa (hay trà mộc tê). Luôn được biết đến với hương thơm ngọt ngào, vị thanh mát cùng màu sắc bắt mắt. Nhưng liệu bạn đã biết đến những tác dụng với sức khỏe của trà hoa mộc? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
1
Trà hoa mộc là gì?
Trà hoa mộc chính là quế hoa sấy khô làm trà. Quế hoa có tên khoa học là Osmanthus fragrans (Thunb.) Lour. Đây là một loại thảo mộc thuộc họ Nhài (Oleaceae) nổi tiếng tại các nước phương Đông.
Cây quế hoa sẽ trổ hoa quanh năm, tuy nhiên nở hoa nhiều nhất là vào mùa thu. Hoa mộc có 4 cánh mang màu trắng, vàng nhạt hoặc vàng cam, thường mọc thành chùm và sở hữu mùi hương ngọt ngào, dịu thanh.
2
Tác dụng của trà hoa mộc đối với sức khỏe
Có vị cay, tính ấm, từ xa xưa trong y học cổ truyền Trung Hoa đã ghi lại rất nhiều công dụng của loại thảo mộc này như long đờm, khử ứ, cầm máu cho bệnh kiết lỵ, chữa đau bụng, tiêu chảy.
Và đến nay, thông qua những nghiên cứu y học hiện đại, hoa mộc giúp thanh nhiệt, giải độc, thư giãn tinh thần, giảm ho, giảm stress, cân bằng hệ thần kinh.
Bên cạnh đó, trà hoa mộc còn phát huy khả năng điều trị bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe tim mạch,…
Sở hữu nhiều hợp chất chống oxy hóa như flavonoid, terpenoid và acid phenolic, ngoài được phái nữ biết đến tác dụng làm đẹp, hỗ trợ giảm cân, trà hoa mộc còn chống viêm, kháng khuẩn, chống và hỗ trợ điều trị ung thư, các bệnh da liễu,...
3
Cách làm trà hoa mộc
Dựa trên phương pháp làm khô hoa, mà trà hoa mộc hiện nay có hai cách làm phổ biến:
- Làm khô hoa mộc tự nhiên với ánh nắng
Hoa mộc sẽ được thu hái vào sáng sớm sau đó rửa sạch và để ráo nước. Tiếp theo, chuẩn bị nong bằng tre, trải đều hoa mộc lên và mang phơi ở nơi thoáng mát, có nắng đẹp.
Khi nắng tắt vào cuối ngày, mang hoa đi đảo để hoa khô đều tự nhiên và lặp đi lặp lại công đoạn phơi và đảo trong vài ngày cho đến khi hoa khô hẳn.
- Làm khô hoa mộc bằng máy sấy chuyên dụng
Công nghệ phát triển ngày nay đã có thêm phương pháp hiện đại hơn để tiết kiệm thời gian hơn cho quá trình làm khô. Thay vì phơi nắng, hoa mộc đã được rửa sạch và để ráo sẽ được mang đi sấy khô bằng máy sấy chuyên dụng.
4
Cách pha trà hoa mộc thơm ngon
Cách pha trà hoa mộc đơn giản nhất
Nguyên liệu
- 5g trà hoa mộc
- 250ml nước sôi 90-95 độ C
- Ấm pha trà bằng sứ
Cách thực hiện
Ngoài ra, bạn còn có thể lọc bỏ xác trà, cho ra ly, thêm đá, mật ong hoặc chanh và thưởng thức lạnh.
Cách pha trà hoa mộc với kỷ tử, táo đỏ
Nguyên liệu
- 5g trà hoa mộc
- 1 gói trà xanh túi lọc
- 3g kỷ tử
- 3 trái táo đỏ khô (có thể thay bằng nho khô)
- 3g hoa cúc khô (nếu bạn không thích trà đắng thì có thể không cần chuẩn bị nguyên liệu này)
- Mật ong (tùy thích)
- 250ml nước sôi 90-95 độ C
- Ấm pha trà bằng sứ
Cách thực hiện
Lưu ý khi pha trà hoa mộc:
- Khi pha trà không nên dùng nước sôi 100 độ C vì có thể làm cháy lá trà, giảm hoặc mất đi dưỡng chất và hương vị vốn có. Vì thế bạn nên dùng nước sôi ở nhiệt độ 90-95 độ C, và để có thể dùng nước ở nhiệt độ này, hãy dùng nhiệt kế đo nhiệt độ hoặc nấu nước sôi rồi chờ 2-3 phút sau đó mới sử dụng.
- Tùy theo sở thích mà bạn có thể thêm chanh hoặc mật ong vào uống cùng.
5
Lưu ý khi dùng trà hoa mộc
Trà hoa mộc chỉ tốt khi sử dụng đúng người đúng bệnh vì thế cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Những đối tượng như phụ nữ mang thai, người đang bị rong kinh, người mắc bệnh do nhiệt không nên dùng trà hoa mộc.
Để thưởng thức được hương vị thơm ngon một cách nguyên vẹn cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì hãy chọn mua trà hoa mộc tại những cơ sở uy tín, chất lượng.
Qua bài viết về trà hoa mộc, hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. Hãy theo dõi Tip Hay để có thể biết thêm nhiều thông tin hay ho nhé!
Nguồn: Chuyên trang sức khỏe Hellobacsi.com