Top 6 mẹo trị chảy nước dãi cho bé hiệu quả, đơn giản tại nhà
Chảy nước dãi ở trẻ sơ sinh có nhiều nguyên nhân như mọc răng, trẻ quá tập trung... Thử ngay 6 mẹo trị chảy nước dãi cho bé hiệu quả, đơn giản tại nhà.
Chảy nước dãi là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ không ít làm cho cha mẹ các bé đau đầu. Tip Hay chia sẻ các mẹo trị chảy nước dãi cho bé con mà các mẹ nên biết.
1
Vì sao bé lại chảy nước dãi?
Có nhiều nguyên nhân khiến bé chảy nước dãi, thật ra đây là hiện tượng tuyến nước bọt quá nhiều, cũng như nó không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ chảy nước dãi:
Do mọc răng kích thích nước dãi
Theo Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quá trình mọc răng diễn ra trong giai đoạn từ 6 - 8 tháng tuổi, nếu trẻ mọc răng sớm ở khoảng 3 tháng tuổi thì bé chảy nước dãi ra nhiều hơn. Khi mọc răng, bé sẽ cảm thấy khó chịu, lúc này cơ thể sẽ tiết ra nhiều nước dãi. Cha mẹ có thể phán đoán ra nguyên nhân này qua hành động bé cầm thứ gì cũng muốn cắn, cho vào trong miệng, sốt.
Tư thế mở miệng ở bé
Cũng có thể do bé bị ngạt mũi làm bé phải mở miệng để thở hoặc do cấu tạo khuôn miệng, quai hàm làm bé không khép miệng lại được, khi đó cơ thể sẽ tiết ra nhiều nước dãi để tránh làm khô khoang miệng và phế quản.
Trẻ quá tập trung vào gì đó
Trẻ sơ sinh đến trẻ 1 tuổi, đang quá trình tập đi sẽ thường chảy nước dãi do bé không kịp khép miệng do bé bị phân tâm vì đang chú tâm về việc hay đồ vật gì đó, lúc này cơ thể sẽ tiết nước bọt nhiều gây ra việc chảy nước dãi.
Thức ăn kích thích nước dãi
Các loại thực phẩm mang tính axit như sữa tươi, bơ,...có tác dụng gây kích thích tuyến nước bọt quá mức, nếu cho trẻ tiêu thụ nhiều sản phẩm này dễ làm bé chảy nhiều nước dãi hơn.
Vệ sinh răng miệng không đảm bảo
Việc chảy nước dãi còn được xem là phản xạ tự nhiên của cơ thể bé để rửa trôi thức ăn, vi khuẩn, chất bẩn trong khoang miệng bé. Nếu bé vệ sinh răng miệng kém cũng sẽ tiết nhiều nước bọt hơn.
Do bệnh lý
Một nguyên do khác chắc hẳn cha mẹ nào cũng không muốn bé rơi vào trường hợp này, đó là dị tật bẩm sinh, chấn thương vùng não, bại não,..làm trẻ không tự chủ được hành động bản thân, nước bọt tiết ra nhiều hơn trẻ bình thường đồng lứa.
Trường hợp nhẹ hơn do thở bằng miệng khi thức hoặc đang ngủ để hô hấp do bị nghẹt mũi, viêm họng, viêm xoang hoặc do các bệnh về đường tiêu hóa như ăn không tiêu, đau dạ dày, viêm ruột, …cũng làm bé chảy nước dãi.
Do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh cơ mặt và mao mạch quanh môi của bé, đồng thời tăng tiết nước bọt, làm trẻ không ngậm miệng lại kịp, khiến nước dãi chảy ra.
2
Top 6 mẹo trị chảy nước dãi cho bé
Hãy cho bé nằm ngửa khi ngủ
Các mẹ hãy sửa tư thế ngủ của bé là một trong những cách trị chảy nước dãi hữu hiệu, thay vì nằm nghiêng thì bé tập nằm ngửa đi ngủ, cách này giúp bé có thể hô hấp tốt hơn, hạn chế trào ngược dạ dày, chảy nước dãi khi ngủ.
Ngoài ra, các mẹ cũng quan sát và ngăn trẻ mút tay, hay đưa đồ vật khác khi ngủ để tránh kích thích nước bọt.
Vệ sinh răng miệng cho bé
Vệ sinh răng miệng là biện pháp hiệu quả để ngăn các vi khuẩn xâm nhập khoang miệng bé và giảm tình trạng tiết nước bọt quá mức khi bé cười đùa. Bạn có thể dùng ít mật ong thấm gạc rơ lưỡi để vệ sinh miệng cho bé đối với những bé chưa mọc răng
Massage nhẹ nướu răng cho bé
Mọc răng làm bé khó chịu, muốn cắn hay nhai bất cứ thứ gì, làm bé chảy nước dãi. Các mẹ có thể nhẹ nhàng massage nướu cho bé bằng ngón tay, cũng như dùng mật ong để vệ sinh răng miệng cho bé. Ngoài ra, hãy đeo thêm yếm hay khăn sữa sạch để lau miệng thường xuyên cho bé.
Cho bé uống nước đều đặn
Việc chảy nước dãi nhiều xảy ra khi khoang miệng của bé bị khô, các mẹ nên bổ sung nước đầy đủ cho bé để tránh tình trạng tiết nước bọt nhiều. Đồng thời, uống nước nhiều giúp thanh lọc, thanh nhiệt cho bé, đặc biệt vào mùa nóng.
Bổ sung các thực phẩm ôn tính
Các thực phẩm có tính axit rất dễ làm bé ợ chua, trào ngược dạ dày, đây cũng là nguyên nhân khiến bé bị chảy nước dãi. Nếu đang cho bé bú sữa thì các mẹ nên ăn các món có tính ôn như lươn, tôm, thịt bò,...để tạo sữa chất lượng, ổn định tiêu hóa cho bé.
Nếu bé bắt đầu ăn dặm, các mẹ nên nấu các món cháo rau củ như cháo củ từ cho bé vào mỗi bữa ăn, có thể nấu nhừ hay xay nát để bé dễ dàng nuốt, không cần ăn quá no, bé sẽ cải thiện tình trạng chảy nước dãi.
Đốt ngải bất hoặc chườm ngải cứu
Một cách khác từ dân gian chính là đốt ngải bất hoặc chườm ngải cứu lên vùng bụng trên và dưới của trẻ trong 1 - 2 tuần, cách này giúp ổn định tỳ khí và giúp trẻ không chảy nước dãi. Hơn nữa, bố mẹ cũng nên mang bé đến khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra xem có dấu hiệu bất thường nào hay không để kịp thời chữa trị.
3
Hiện tượng chảy nước dãi ở trẻ
Giai đoạn trẻ sơ sinh
Giai đoạn trẻ sơ sinh nằm từ 1 đến 2 tháng tuổi, lúc này bé rất hiếm chảy nước dãi bởi bé hay được đặt tư thế nằm ngửa. Tuy nhiên, khi vào ở tháng thứ 2 thì có thể sẽ bắt đầu chảy nước dãi do trẻ chưa biết kiểm soát và tuyến nước bọt bắt đầu hoạt động mạnh.
Giai đoạn 6 tháng tuổi
Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, bé có thể tự chủ và kiểm soát nước bọt nhiều hơn chút. Thế nhưng, bé có thể chảy nước dãi khi tập nói bập bẹ hay cho đồ chơi vào miệng. Một số trẻ sẽ mọc răng vào giai đoạn này khiến tình trạng chảy nước dãi vô thức nhiều lần.
Giai đoạn 9 tháng tuổi
Vào lúc 9 tháng tuổi, bé bắt đầu học trườn và bò, lúc này bé bắt đầu tò mò mọi thứ xung quanh, mọc răng từ từ diễn ra và tiếp tục chảy nước dãi khi tập trung bò hay vui chơi.
Giai đoạn 15 tháng tuổi
Khi đến 15 tháng tuổi, bé đã bắt đầu biết đi và chạy, lúc này bé có thể sẽ không bị chảy nước dãi nhưng nếu bị phân tâm thì vẫn sẽ bị trường hợp này.
Giai đoạn 18 tháng tuổi
Ở khoảng thời gian 18 tháng tuổi, bé bắt đầu học hỏi, tiếp thu những điều mới lạ xung quanh, khi đó tuyến nước bọt của bé sẽ không hoạt động nhiều và được kiểm soát. Tuy vây, bé vẫn có thể chảy nước dãi khi đang tập tành hay đang cho ăn.
Giai đoạn 24 tháng tuổi
Khi tới 24 tháng tuổi, bé đã lớn không ít, có được trí nhớ, hiểu biết được một số câu đơn giản, việc chảy nước dãi it đi hoặc không còn thấy.
4
Trẻ chảy nước dãi có nguy hiểm không?
Chắc có lẽ là nỗi băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ rằng trẻ chảy nước dãi có nguy hiểm gì cho trẻ hay không? Thật ra đây là tình trạng bình thường trong quá trình phát triển thể chất của bé như đang mọc răng. Nếu thấy bé chảy nước miếng khi ngửi mùi sữa hay thức ăn thì đây là khứu giác của bé đang phát triển đấy.
Nước bọt chứa nhiều enzyme tiêu hóa nên giúp trẻ tiêu hóa các loại thức ăn rắn khi ở giai đoạn 4 - 6 tháng tuổi, cũng như tạo sự trơn trượt giúp bé nuốt thức ăn dễ dàng.
Mặc dù vậy, nếu trẻ ở 2 đến 3 tuổi vẫn còn chảy nước dãi kèm sốt cao trên 38 độ, bỏ bữa, ngủ không đủ cử, chảy nước mắt,...thì các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện, trung tâm hay cơ sở y tế để thăm khám ngay, không thể xem nhẹ trường hợp này để tránh ảnh hưởng đến trẻ sau này.
Khi đưa đến trung tâm y tế, bác sĩ sẽ kiểm tra và dựa vào một số tiêu chí để xác định nguyên nhân trẻ còn chảy nước dãi:
- Trẻ có khả năng ngâm môi, chuyển động lưỡi được hay không?
- Bé nuốt thức ăn có bình thường không ?
- Tư thế và cấu trúc hàm có ổn định hay bất thường
- Cuối cùng, xét nghiệm xem trẻ có bị dị tật hay tổn thương gì về cơ mặt, thân kinh, đại não hay là không?
Do đó, các ông bố, bà mẹ nên chăm sóc và quan tâm các bé vào từng giai đoạn phát triển để xem trẻ có gì bất thường để kịp thời chữa trị cho bé.
Bên trên là các mẹo trị chảy nước dãi cho bé cũng như những nguyên nhân khiến hiện tượng này xảy ra. Hy vọng qua bài viết trên các bạn có thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec