Tổng hợp những cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh ba mẹ nên biết
Trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi rất khó chịu và còn gây nên nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, vậy cần làm những gì khi trẻ bị nghẹt mũi?
Trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi sẽ rất khó chịu nhưng bé không biết truyền đạt với ba mẹ bằng lời nói. Do đó, ba mẹ cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của bé để có giải pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả. Vậy khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bố mẹ nên làm gì? Sau đây Tip Hay sẽ tổng hợp những cách chữa trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh mà ba mẹ nên biết nhé!
Lưu ý: Nội dung bài viết dưới đây đều mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia uy tín.
1
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà
Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý vốn có công dụng sát khuẩn, thường được sử dụng để rửa vết thương hay vệ sinh cá nhân. Nước muối sinh lý được pha theo tỷ lệ đúng chuẩn y khoa, nên khi sử dụng nước muối bạn không phải lo ngại việc nước muối quá mặn hay có thể gây hại cho bé nhé.
Khi vệ sinh cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý, mẹ bế bé nằm ngửa, nhỏ vài giọt nước muối lần lượt qua hai bên mũi. Chờ khoảng 2 phút, lấy khăn chuyên dùng cho trẻ sơ sinh lau sạch, nhẹ nhàng. Nên thực hiện làm nhiều lần cho bé để vệ sinh mũi cho bé sạch sẽ và dễ thở hơn.
Chườm nóng lên tai
Vì phần chuyên khoa y học, mũi sẽ liên quan đến phần tai và phần họng nên bạn có thể sử dụng phương pháp chườm nóng lên tai bé cho giảm bớt tình trạng nghẹt mũi. Hai bên tai có nhiều dây thần kinh nhỏ có tác dụng điều tiết máu ở mũi. Do đó, trước khi đi ngủ mẹ có thể sử dụng khăn ấm để chườm lên hai tai bé khoảng 10 phút để giảm thiểu nghẹt mũi.
Tắm nước nóng cho bé
Khi bị bệnh, dân gian hay có phương pháp xông hơi để giúp tình trạng bệnh được cải thiện hơn. Nên khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bạn có thể cho bé tắm nước nóng, trong không gian kín, để hơi nước bốc lên không thoát ra ngoài giúp làm loãng chất nhầy của mũi làm bé thông thoáng dễ thở hơn.
Cho bé uống nhiều nước ấm
Liều lượng nước một ngày đối với cơ thể con người cần được dung nạp đầy đủ để duy trì thể trạng tốt nhất. Nên việc bổ sung nước cho bé rất quan trọng, khi cung cấp nước đầy đủ sẽ làm loãng chất nhầy trong mũi, giúp bé dễ thở và nhanh khỏi hơn. Nhưng khi cho bé uống nước, ba mẹ nên cho bé uống nước ấm nhé.
Kê cao gối
Khi nghẹt mũi bạn kê cao gối cho bé sẽ giúp cho bé dễ thở hơn và ngủ sâu giấc hơn. Vì khi này mũi bé sẽ được dốc phần chất nhầy xuống làm bé dễ chịu và thoải mái hơn. Nhưng khi sử dụng biện pháp này ba mẹ nên cho bé sử dụng loại gối mềm, không nên cho bé gối cao quá lâu vì sẽ làm bé khó lưu thông máu đồng đều lên não và tăng nguy cơ bị trẹo cổ.
Vỗ nhẹ lưng khi bé bị nghẹt mũi
Khi áp dụng phương pháp vỗ lưng cho bé thì mẹ nên đặt bé nằm úp lên đầu gối của mình rồi nhẹ nhàng vỗ lưng cho bé. Hoặc mẹ có thể đặt bé ngồi trên đùi và hướng về phía trước hơi nghiêng nghiêng rồi vỗ lưng bé. Phương pháp này sẽ giúp làm lỏng chất nhầy để bé hạn chế tức ngực và dễ hô hấp hơn.
Thường xuyên lấy gỉ mũi cho bé
Việc thường xuyên lấy gỉ mũi cho bé giúp giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi khiến bé khó chịu đấy. Bạn nên mua loại tăm bông sử dụng cho trẻ em và khi lấy gỉ mũi bạn nên làm ẩm tăm bông với nước ấm hoặc nước muối sinh lý rồi nhẹ nhàng lau sạch lỗ mũi cho bé. Phương pháp này nên được thực hiện hằng ngày cho bé để bé thoải mái hơn khi lỗ mũi được sạch sẽ.
Dùng dụng cụ hút chất nhầy chuyên dụng
Hiện nay, trên thị trường có các sản phẩm chuyên dùng để hút chất nhầy mũi cho trẻ sơ sinh. Bạn có thể sử dụng dụng cụ này để làm sạch lỗ mũi cho trẻ vì rất nhiều phụ huynh đánh giá cao về sản phẩm này. Khi hút chất nhầy, mẹ đặt bé nằm ngửa, đầu thấp hơn chân. Tiếp theo bóp từ từ ít nước muối sinh lý vào từng bên mũi của bé, rồi đặt đầu ống hút và hút chất nhầy ra.
2
Cách phòng tránh nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Để giảm thiểu và phòng tránh các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tình trạng nghẹt mũi của bé thì ba mẹ cần lưu ý thực hiện các phương pháp như giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, vệ sinh đồ dùng và dụng cụ mà bé thường xuyên sử dụng, bổ sung nước cho bé đầy đủ, duy trì thói quen cho bé ngủ đúng giờ, có chế độ dinh dưỡng phù hợp với bé.
Như vậy, Tip Hay đã tổng hợp những cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh mà ba mẹ nên biết rồi nhé. Hy vọng bài viết trên sẽ cho bạn những thông tin hữu ích trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh.