Tinh dầu tỏi có tác dụng gì đối với sức khỏe? Những lưu ý khi dùng
Tìm hiểu tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe và những điều cần lưu ý khi sử dụng. Cùng Tip Hay khám phá ngay nhé.
Tinh dầu tỏi từ lâu đã được sử dụng với nhiều mục đích trong lĩnh vực y học và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, bạn đã biết rõ về tác dụng của tinh dầu tỏi và những lưu ý khi sử dụng chưa? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu để có cái nhìn tổng quan về loại tinh dầu này nhé!
1
Tác dụng của tinh dầu tỏi
Trị mụn
Tinh dầu tỏi chứa các thành phần như selen, allicin, vitamin C, chất đồng và chất kẽm đều có tác dụng trong chăm sóc làn da. Đặc biệt, kẽm sẽ làm giảm mụn trứng cá nhờ vào khả năng là kiểm soát bã nhờn tiết ra.
Bạn có thể tận dụng tính chống viêm của tỏi bằng cách cho vài giọt tinh dầu tỏi vào trong mặt nạ. Sau khi đắp để yên trong 10 phút, rửa sạch bằng nước lạnh sẽ cảm nhận được tình trạng mụn trứng cá được cải thiện.
Tăng cường hệ miễn dịch
Tinh dầu tỏi có khả năng tăng cường miễn dịch và được sử dụng trong việc điều trị cảm lạnh và ho. Tại nhiều nơi trên thế giới, tỏi được sử dụng như bài thuốc trong điều trị nhiễm trùng và sốt.
Các chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin B1 và vitamin B6, allicin, sắt và phốt pho có trong tinh dầu tỏi giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Sử dụng tinh dầu tỏi tự làm tại nhà hoặc dùng viên nang dầu tỏi theo liều lượng khuyến nghị giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.
Giảm nhiễm trùng tai
Tinh dầu tỏi có tác dụng chữa trị nhiễm trùng tai. Đặc tính kháng khuẩn và khử trùng của tỏi giúp ngăn chặn sự lây nhiễm vi khuẩn và làm dịu cơn đau do nhiễm trùng.
Bạn có thể trộn một vài giọt tinh dầu tỏi với dầu olive hoặc dầu mù tạt, làm ấm hỗn hợp này và nhúng viên bông gòn vào dầu hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu tỏi lên miếng bông rồi đặt nó vào tai. Điều này giúp giảm đau và cải thiện tình trạng nhiễm trùng tai.
Thuốc chống muỗi tự nhiên
Tinh dầu tỏi cũng có thể được sử dụng làm thuốc chống muỗi và côn trùng. Bạn chỉ cần thoa một vài giọt tinh dầu tỏi lên da hoặc xịt xung quanh nhà để xua đuổi muỗi. Mùi đặc trưng của tỏi giúp đuổi muỗi và loại bỏ côn trùng.
Giảm đau răng
Đau răng là cảm giác vô cùng khó chịu với người bệnh, họ không thể ăn bất cứ thứ gì hay thậm chí không thể ngồi yên khi lên cơn đau. Tinh dầu tỏi có thể giúp giảm đau răng và viêm răng, cũng như ngăn ngừa sâu răng.
Chất hoạt tính allicin trong tinh dầu tỏi giúp giảm đau và kiềm chế hoạt động của vi khuẩn. Bạn có thể rắc một vài giọt tinh dầu tỏi lên một miếng bông gòn và áp lên vùng răng đau trong 15-20 phút để làm dịu cơn đau.
Ngăn ngừa rụng tóc
Tinh dầu tỏi có thể ngăn ngừa rụng tóc, củng cố chân tóc và nang tóc, cũng như thúc đẩy tóc mọc nhanh hơn nhờ vào các thành phần trong tinh dầu tỏi (lưu huỳnh, vitamin E, C, B6 và vitamin B1,...).
Thoa tinh dầu tỏi lên tóc và da đầu và để qua đêm, sau đó gội sạch vào ngày hôm sau. Điều này cải thiện lưu thông máu ở da đầu, tăng cường sức khỏe tóc và ngăn ngừa tóc gãy, rụng. Ngoài ra, tinh dầu tỏi cũng có hiệu quả trong việc điều trị gàu.
Điều trị chứng ngứa da
Tinh dầu tỏi được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh về da nhờ tính chất chống nấm cao. Tinh dầu tỏi có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng do nấm và mụn cóc.
Nếu bạn bị nhiễm nấm ngoài da hoặc nấm da chân, ngâm chân trong bồn nước ấm có thêm tỏi giã nhỏ cũng giúp loại bỏ nhiễm trùng. Tinh dầu tỏi cũng giúp giảm bệnh vẩy nến ngứa trên da nhờ tính chất chống viêm cao.
2
Cách làm tinh dầu tỏi
Cách làm tinh dầu tỏi bằng cách đun nóng
Nguyên liệu
Cách làm
Cách làm tinh dầu tỏi không dùng nhiệt
Nguyên liệu
- 8 tép tỏi tươi
- 470ml dầu ô liu
Cách làm
3
Cách sử dụng tinh dầu tỏi
Tùy thuộc vào từng loại bệnh, chúng ta có thể sử dụng tinh dầu tỏi theo nhiều phương pháp khác nhau để điều trị, bao gồm uống, bôi lên da, xông hơi và xịt. Điều quan trọng là sử dụng tinh dầu tỏi đúng cách để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Tinh dầu tỏi dạng lỏng
Trước khi uống tinh dầu tỏi dạng lỏng, cần pha loãng với nước, không nên uống trực tiếp tinh dầu tỏi đặc, vì có thể gây bỏng niêm mạc vùng họng.
Đối với trẻ em, nếu trẻ không thích uống tinh dầu tỏi, có thể pha loãng với nước hoặc trộn cùng thức ăn để trẻ dễ uống. Lưu ý uống tinh dầu tỏi khi thức ăn đã nguội về nhiệt độ phòng, vì tinh dầu tỏi dễ bay hơi ở nhiệt độ cao.
Tinh dầu tỏi dạng viên
Nếu sử dụng viên uống dầu tỏi, cần tuân theo liều lượng được ghi trên vỏ hộp hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Điều trị đau răng và tai
Sử dụng tăm bông hoặc bông gòn thấm tinh dầu tỏi và áp lên vùng đau trong khoảng 15-20 phút để giảm đau và sưng tấy.
Điều trị ho, cảm lạnh và đau họng
- Xông hơi: Thêm tối đa 7 giọt tinh dầu vào 2 cốc nước sôi, trùm khăn lên đầu và hít hơi nước qua mũi. Cần nhớ nhắm mắt để tránh kích ứng mắt.
- Hít trực tiếp: Cho 2 đến 3 giọt tinh dầu vào một miếng bông gòn và hít vào.
- Khuếch tán: Thêm vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán trong phòng để khử trùng không khí.
- Bôi ngoài da: Thêm tối đa 10 giọt tinh dầu vào 2 muỗng canh dầu nền như dầu dừa hoặc dầu jojoba, sau đó áp dụng lên da cổ họng.
- Xua đuổi muỗi: Sử dụng bông thấm tinh dầu tỏi áp lên vùng da tiếp xúc hoặc sử dụng tinh dầu tỏi dạng xịt để xịt xung quanh nơi bạn cần ở để tránh muỗi.
Điều trị mụn trứng cá
Kết hợp tinh dầu tỏi với các sản phẩm khác như sữa chua, mật ong hoặc pha loãng với nước. Sử dụng tăm bông chấm vào các nốt mụn, để trong khoảng từ 10-15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
4
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu tỏi
Tinh dầu tỏi có nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng cần lưu ý một số điều khi sử dụng:
- Không nên sử dụng trong khi đói: Tốt nhất là nên sử dụng trong hoặc sau bữa ăn.
- Khi kết hợp với loại thuốc khác: Nên để cách nhau ít nhất 1-2 giờ.
- Đối với trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú: Bạn nên cẩn thận hơn khi sử dụng bởi chưa có đủ nghiên cứu để xác định tính an toàn cho người sử dụng trong trường hợp này.
- Tinh dầu tỏi có thể gây dị ứng: Nếu bạn gặp bất kỳ phản ứng nào khi sử dụng, hãy tìm sự trợ giúp của y tế ngay lập tức.
- Nếu bạn đang rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc làm tăng quá trình đông máu: Thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu tỏi.
- Đối với những người mắc trào ngược dạ dày thực quản: Việc sử dụng tinh dầu tỏi phải cẩn thận vì nó có thể làm tăng triệu chứng ợ hơi và ợ chua.
- Không được bôi tinh dầu tỏi trực tiếp lên da mà chưa được pha loãng.
Tinh dầu tỏi không chỉ là một nguyên liệu tự nhiên với hương vị đặc trưng, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tinh dầu tỏi cần tuân thủ các quy tắc và lưu ý nhất định. Hãy tìm hiểu thêm về tác dụng của tinh dầu tỏi và những lưu ý quan trọng khi sử dụng để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho sức khỏe của bạn.
Hy vọng những thông tin mà Tip Hay đã chia sẻ, bạn đọc có được những kiến thức và ghi chú vào sổ tay chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình của mình.
Nguồn: Nhathuocankhang.com, vinmec.com