Tip hay

Tìm hiểu về dị ứng mạt bụi, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Tìm hiểu về dị ứng mạt bụi, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Mạt bụi là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa dị ứng mạt bụi như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Tip Hay nhé!

Mạt bụi thuộc họ nhện là loài bọ có kích thước nhỏ, sống trong bụi nhà và tồn tại ở mọi nơi. Mạt bụi thường sinh trưởng mạnh trong môi trường nóng ẩm của khí hậu nước ta. Khi tiếp xúc lâu ngày với mạt bụi có thể gây dị ứng, không những thế mà còn bị viêm xoang hoặc hen suyễn.

1 Nguyên nhân dị ứng mạt bụi

Nguyên nhân dị ứng mạt bụiNguyên nhân dị ứng mạt bụi

Khi cơ thể tiếp xúc với con mạt nhà thì hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể để chống lại, từ đó dẫn đến bị dị ứng. Nhiều người thường cho rằng dị ứng là do tiếp xúc với bụi, nhưng thực chất là do con mạt nhà gây nên.

Nếu không gian trong nhà có con mạt thì khi dọn dẹp sẽ bị dị ứng. Trong đó, phòng ngủ là nơi lý tưởng cho những con mạt bụi sinh sống và mạt bụi thường sinh sản trên giường, đệm, thảm,...những nơi có độ ẩm.

2 Triệu chứng khi bị dị ứng mạt bụi

Triệu chứng khi bị dị ứng mạt bụiTriệu chứng khi bị dị ứng mạt bụi

Khi bị dị ứng mạt bụi thì bạn sẽ có các triệu chứng sau:

  • Nghẹt mũi, ngứa mũi hoặc chảy mũi
  • Chảy dịch mũi sau
  • Da bị ngứa
  • Đỏ mắt, ngứa hoặc chảy nước mắt
  • Có thể gây đau, rát mặt
  • Ho, đau họng
  • Sưng mắt, khó ngủ

Nếu bạn mắc bệnh hen suyễn thì khi dị ứng mạt bụi sẽ có kèm các triệu chứng sau:

  • Khò khè hoặc hụt hơi
  • Đau ngực, khó thở
  • Khó nói
  • Lên cơn hen nặng

3 Cách điều trị khi bị dị ứng mạt bụi nhà

Cách điều trị khi bị dị ứng mạt bụi nhàCách điều trị khi bị dị ứng mạt bụi nhà

Khi bị dị ứng mạt bụi có thể dùng một số thuốc sau để điều trị:

  • Dùng thuốc kháng histamin như Claritin hoặc Allegra giúp giảm hắt hơi, ngứa mũi và sổ mũi.
  • Thuốc xịt mũi như Flonase hoặc Nasonex giúp giảm viêm mũi.
  • Thuốc chống nghẹt mũi như Afrin hoặc Sudafed sẽ thu nhỏ các mô trong đường mũi giúp quá trình hô hấp dễ dàng hơn.
  • Thuốc kết hợp thành phần kháng histamin và chống nghẹt mũi Claritin-D hoặc Actifed.
  • Thuốc Natri cromolyn
  • Thuốc ức chế leukotriene như Zyflo, Singulair hoặc Accolate.

Lưu ý: Khi dùng các thuốc trên để điều trị dị ứng mạt bụi cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất.

4 Cách ngăn ngừa dị ứng mạt bụi

Cách ngăn ngừa dị ứng mạt bụiCách ngăn ngừa dị ứng mạt bụi

Dưới đây là một số cách ngăn ngừa dị ứng mạt bụi tại nhà:

  • Dùng loại vỏ chống dị ứng có kéo khoá để bọc nệm, gối.
  • Giặt ga giường, nệm, gối, mền thường xuyên, ít nhất mỗi tuần một lần.
  • Duy trì độ ẩm trong nhà ở mức 30-50%, có thể dùng điều hoà hoặc máy hút ẩm.
  • Sử dụng máy lọc không khí hoặc máy hút bụi đạt tiêu chuẩn HEPA.
  • Dùng khăn ẩm để lau bụi để bụi không phát tán ra xung quanh.
  • Đồ đạc trong nhà phải sắp xếp ngăn nắp, bỏ bớt các vật dụng không sử dụng để hạn chế bụi tích tụ.
  • Vệ sinh rèm cửa thường xuyên

Hy vọng qua bài viết này giúp bạn biết được mạt bụi là gì, nguyên nhân, cách khắc phục cũng như cách ngăn ngừa dị ứng mạt bụi tại nhà. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Nguồn: Chuyên trang sức khỏe Hellobacsi

Từ khóa: Tìm hiểu về dị ứng mạt bụi nguyên nhân và cách phòng ngừanguyên nhân dị ứng mạt bụicách phòng ngừa dị ứng mạt bụitriệu chứng khi bị dị ứng mạt bụidị ứng mạt bụi