Tìm hiểu lợi ích của diệp hạ châu, cao ích mẫu và nhụy hoa nghệ tây
Diệp hạ châu, cao ích mẫu và nhụy hoa nghệ tây là các loại thảo dược tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tật. Cùng tìm hiểu về lợi ích 3 loại thảo dược này.
Trong Đông y có nhiều loại dược liệu khác nhau được dùng trong các bài thuốc giúp điều trị bệnh tật. Trong số đó có 3 loại dược liệu gồm diệp hạ châu, cao ích mẫu và nhụy hoa nghệ tây được nhiều người quan tâm bởi lợi ích tuyệt vời mà chúng đem đến với sức khỏe của con người. Cùng tìm hiểu chi tiết về 3 loại thảo dược này qua bài viết sau nhé!
1
Diệp hạ châu
Đặc điểm của diệp hạ châu
Diệp hạ châu hay còn được nhiều người gọi là cây chó đẻ, có tên khoa học là Phyllanthus urinaria, thuộc chi Phyllanthus. Cây diệp hạ châu mọc thẳng hay bò, chiều cao trung bình từ 30-80cm, thân màu hơi tím hoặc hồng.
Lá cây diệp hạ châu mọc so le, chạy dọc theo 2 bên, lá mỏng hình bầu dục hoặc trái xoan ngược dài khoảng 0.5 - 1.5 cm, bên trên lá xanh sẫm, bên dưới màu nhạt hơn.
Cây có hoa đực và hoa cái trên cùng gốc, nhưng cụm hoa đực thì mọc ở nách gần ngọn, hoa cái mọc đơn độc ở dưới cùng. Mùa hoa diệp hạ châu nở kéo dài từ khoảng tháng 4-7 hằng năm, ra quả nang hình cầu từ tầm tháng 7-10.
Tham khảo thêm:
Diệp hạ châu là gì? Tác dụng của cây diệp hạ châu với sức khỏe
Bộ phận diệp hạ châu sử dụng làm thuốc
Hầu như các bộ phận của cây diệp hạ châu đều có thể dùng để làm thuốc sau khi loại bỏ phần rễ sạch sẽ. Cây sau khi thu hái về đem đi rửa sạch, có thể dùng tươi trực tiếp hoặc sấy, phơi khô và bảo quản dùng dần.
Công dụng của diệp hạ châu
Diệp hạ châu có một số công dụng nổi bật với sức khỏe khi được dùng làm thuốc như:
- Hỗ trợ điều trị viêm gan và giải độc gan nhờ hàm lượng những chất chống oxy hoá khá cao có khả năng ức chế rất mạnh quá trình peroxide hoá ở gan.
- Hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi mật: Hoạt chất alkaloid có trong cây diệp hạ châu giúp chống co thắt cơ vân, cơ trơn, nhờ đó có khả năng hỗ trợ chữa khỏi sỏi mật, sỏi thận.
- Trong đông y, cây diệp hạ châu có tính mát, vị hơi đắng nên có tác dụng giải độc, chống viêm, sát trùng, tiêu độc, giảm mụn nhọt, tán ứ, lợi tiểu, thông huyết mạch, lợi tiểu,...
- Tác dụng giảm đau: acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) có trong diệp hạ châu có tác dụng giảm đau mạnh.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa như vàng da, táo bón, kiết lỵ, viêm đại tràng,...và kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện hiệu quả.
- Tác dụng đối với bệnh đường hô hấp: Người dân Ấn Độ thường dùng cây chó đẻ trong các bài thuốc điều trị bệnh ho, lao, viêm phế quản, hen phế quản,...
- Tốt cho bệnh tiểu đường: Năm 1995, một nghiên cứu lâm sàng cho biết diệp hạ châu có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả ở những người mắc bệnh tiểu đường nếu cho uống loại thảo dược này trong 10 ngày.
- Ngoài ra, diệp hạ châu còn nhiều công dụng khác như: trị lở ngứa, viêm da, tưa lưỡi ở trẻ, điều trị bệnh lậu, khó tiểu, lỵ, diệt nấm,...
Cách sử dụng diệp hạ châu
Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo sự hướng dẫn của thầy thuốc, bác sĩ có chuyên môn để đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Dưới đây là cách sử dụng diệp hạ châu phổ biến nhất:
- Dùng khoảng 20-40g diệp hạ châu tươi hoặc đã sấy khô rồi sắc với nước lại để uống.
- Ngoài ra có thể dùng để bôi hoặc đắp ngoài da.
Lưu ý khi sử dụng diệp hạ châu
- Không nên sử dụng trong trường hợp không mắc bệnh về gan mật.
- Thảo dược này có thể làm dạ dày khó chịu, tiêu chảy
- Phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 2 tuổi không dùng diệp hạ châu.
- Diệp hạ châu có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác, nên cần cẩn thận khi dùng.
2
Cao ích mẫu
Đặc điểm của ích mẫu
Ích mẫu còn được nhiều người gọi với tên khác là ích mẫu thảo, sung úy, chói đèn, có tên khoa học là Leonurus heterophyllus Sw. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Thân cây ích mẫu cao khoảng 0.6m - 1m, có phủ lông nhỏ ngắn. Lá cây mọc đối và có nhiều hình dạng khác nhau tùy thuộc vào vị trí mọc ở gốc, giữa hay là đầu cành. Hoa ích mẫu mọc vòng ở kẽ lá, hoa có màu hồng hay tím hồng, xẻ thành hai môi gần đều nhau. Trái ích mẫu nhỏ có 3 cạnh, bên ngoài vỏ màu xám nâu.
Đặc biệt, cao ích mẫu là sản phẩm cô đặc ở dạng cao mềm, được thu từ thành phần của 3 loại dược liệu chủ yếu gồm: ích mẫu, hương phụ và ngãi cứu. Nhờ trái qua quá trình cô đặc, cao ích mẫu vẫn giữ được các tác dụng của cây ích mẫu với sức khỏe con người.
Bộ phận ích mẫu sử dụng làm thuốc
Ích mẫu có thể dùng làm thuốc với các bộ phận gồm:
- Ích mẫu hay ích mẫu thảo (Herba Leonuri) phần thân trên mặt đất của cây ích mẫu đem đi phơi hay sấy khô.
- Sung úy tử (Fructus Leonuri) là quả chín phơi hay sấy khô của cây ích mẫu.
Công dụng của ích mẫu
Trong Đông y, ích mẫu có vị cay, đắng, tính hơi hàn, giúp hoạt huyết điều kinh, trục ứ huyết và sinh huyết mới. Ích mẫu từ lâu đã được dùng nhiều trong trường hợp bà bầu sau khi sinh gặp tình trạng bị rong huyết, sẽ giúp cầm máu tử cung tốt, và chữa viêm niêm mạc tử cung, kinh nguyệt ra quá nhiều.
Bên cạnh đó, ích mẫu còn có tác dụng điều trị cao huyết áp, bổ huyết, chứng tim hẹp nhẹ, bệnh lỵ,...
Quả của ích mẫu thường được dùng trong các bài thuốc với tác dụng thông tiểu, chữa phù thũng, glôcôm.
Cách sử dụng ích mẫu
Có nhiều cách dùng ích mẫu, để đạt được hiệu quả và an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ. Dưới đây là một số cách dùng của ích mẫu:
- Thân và quả ích mẫu giã đắp hay sắc lấy nước rửa điều trị sưng vú, chốc đầu, lở ngứa..
- Dùng ích mẫu làm thuốc sắc hay nấu thành cao ích mẫu thì chỉ nên dùng từ 6g đến 12g mỗi ngày.
- Quả ích mẫu cũng được dùng với liều 6g đến 12g dưới dạng thuốc sắc.
Lưu ý khi sử dụng ích mẫu
- Những người có đồng tử mở rộng không được dùng ích mẫu.
- Không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
- Không dùng cho người bị máu khó đông.
- Dùng với lượng vừa phải, không nên lạm dụng sẽ gây tác dụng phụ.
3
Nhụy hoa nghệ tây
Đặc điểm của nhụy hoa nghệ tây
Nhụy hoa nghệ tây (saffron) là bộ phận được lấy từ cây nghệ tây (Crocus sativus), nhụy hoa có màu đỏ thẫm và sợi dày được thu hái rồi sấy khô. Nhụy hoa nghệ tây thường được dùng trong thực phẩm làm gia vị hoặc thảo dược để hỗ trợ điều trị một số bệnh.
Nhụy hoa nghệ tây có chứa một số chất hóa học như: Picrocrocin, safranal,… cùng sắc tố, caroten, crocin, sẽ giúp cho saffron có mùi thơm dễ chịu và màu vàng đặc trưng sau khi chế biến.
Công dụng của nhụy hoa nghệ tây
Làm đẹp, hỗ trợ giảm cân
Nhụy hoa nghệ tây chứa các hợp chất thực vật có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ như crocin, crocetin, safranal, kempferol giúp ngăn ngừa tác hại của gốc tự do.
Chính nhờ điều này mà saffron có tác dụng tuyệt vời với làn da:
- Điều trị mụn trứng cá.
- Làm sạch da.
- Làm lành sẹo.
- Nuôi dưỡng làn da trắng sáng.
- Ngăn tác hại của tia cực tím.
- Giảm hình thành sắc tố melanin gây sạm da, tàn nhang.
Chống lão hóa
Crocin có trong saffron cùng với các loại vitamin có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, cũng như làn da.
Cải thiện tâm trạng
Nhuỵ hoa nghệ tây đem lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị chứng trầm cảm từ nhẹ đến trung bình, giúp kiểm soát tâm trạng ổn định.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Saffron đem lại một số lợi ích với tim mạch như:
- Giúp ổn định huyết áp.
- Ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tim mạch.
- Duy trì sức khỏe tĩnh mạch và động mạch.
- Giảm nồng độ cholesterol
Chống ung thư
- Dẫn xuất crocin và diglucosylcrocetin trong saffron có thể ức chế sự hình thành của khối u.
- Ngăn ngừa tổn thương DNA do ảnh hưởng của viêm nhiễm, gốc tự do gây hại, bức xạ, ngăn ngừa tế bào ung thư mới hình thành và phát triển.
- Ức chế tế bào ung thư lây lan.
Kháng viêm, sát khuẩn
Flavonoid, tannin, alkaloid và saponin là những thành phần phổ biến trong nhụy hoa nghệ tây có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn. Bên cạnh đó, crocetin còn có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm cực mạnh có thể điều trị viêm khớp và đau thắt lưng.
Hỗ trợ điều trị và cải thiện hậu Covid-19
Nhụy hoa nghệ tây có tác dụng hỗ trợ điều trị và cải thiện hậu Covid-19 hiệu quả, giúp cải thiện những bất thường trong tâm lý do phải cách ly kéo dài.
Cung cấp các chất chống oxy hóa
Nhụy hoa nghệ tây vốn giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn gốc tự do gây hại tế bào, ngừa ung thư và một số bệnh nguy hiểm.
Cách sử dụng nhuỵ hoa nghệ tây
Một số cách sử dụng nhụy hoa nghệ tây phổ biến:
- Dùng để pha trà uống với nước ấm.
- Pha saffron cùng sữa, nước ép,…
- Dùng làm màu thực phẩm, chế biến một số món như cơm Saffron, xôi Saffron,…
Những lưu ý khi sử dụng nhụy hoa nghệ tây
- Không nên dùng quá 1.5g mỗi ngày, dùng quá 5g có thể gây ngộ độc, buồn nôn, nôn, đau đầu, tiêu chảy,...
- FDA khuyến nghị dùng khoảng 0.1g/ngày (khoảng 50 sợi) với người bình thường.
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ dưới 6 tháng tuổi, người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực hay người có huyết áp thấp nên hạn chế sử dụng nhuỵ hoa nghệ tây.
Tham khảo thêm:
Nhụy hoa nghệ tây (Saffron) là gì? Các loại và cách phân biệt saffron thật giả
Trên đây là những thông tin về 3 loại dược liệu diệp hạ châu, cao ích mẫu và nhụy hoa nghệ tây mà Tip Hay muốn gửi đến bạn. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 3 loại dược liệu tốt cho sức khỏe này.