Tip hay

Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối: Nguyên nhân và những điều mẹ bầu nên biết

Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối: Nguyên nhân và những điều mẹ bầu nên biết

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu phụ nữ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ thì điều này có thể làm tăng nguy cơ các biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.

Việc biết trước những dấu hiệu cũng như cách xử trí dấu hiệu tiểu đường khi mang thai sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của hai mẹ con. Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu ngay mọi thông tin liên quan ở ngay bài viết bên dưới nhé!

1 Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường phát sinh hoặc được chẩn đoán trong quá trình mang thai. Đây là tình trạng rất phổ biến, bệnh có thể xuất hiện ở những bà mẹ chưa từng có tiền sử mắc bệnh trước đó.

Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc sử dụng insulin kém hiệu quả để giúp quá trình chuyển hóa đường sang năng lượng diễn ra bình thường. Tình trạng này khiến mẹ bầu tăng nồng độ đường trong máu do máu không vào trong tế bào được.

Tiểu đường thai kỳ là gì?Tiểu đường thai kỳ là gì?

2 Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối có dấu hiệu gì?

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, một số dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ có thể bao gồm:

  • Đường huyết cao, đau đầu, mệt mỏi: Khi trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ xuất hiện nhiều thay đổi, dễ gây mệt mỏi, choáng váng.
  • Khát nước: Thường xuyên cảm giác khô miệng, họng, đôi khi cảm giác rất đỗi quen thuộc này là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Thường xuyên đi tiểu: Việc đi tiểu thường xuyên có thể do khi mang thai, bàng quang bị chèn ép nhưng nếu tần suất nhiều thì đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh.
  • Bên cạnh đó, dấu hiệu của tiểu đường cuối thai kỳ còn biểu hiện ở: Đau bụng dưới, ngứa, nhiễm khuẩn âm đạo…

Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối có dấu hiệu gì?Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối có dấu hiệu gì?

3 Biến chứng khi bị tiểu đường thai kỳ

Nếu không có sự can thiệp từ sớm, biến chứng của bệnh rất khó lường cho cả mẹ và bé:

Ảnh hưởng đến mẹ:

  • Tăng nguy cơ thai lớn dẫn đến khó sinh.
  • Sinh non, chuyển dạ sớm.
  • Các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm và khả năng phục hồi chậm sau khi sinh.
  • Khả năng mắc bệnh tiểu đường sau sinh, sảy thai.
  • Tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh.
  • Có thể bị đa nước ối, dư nước ối khi mang thai
  • Có thể bị tiền sản giật dẫn, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng khi mang thai

Ảnh hưởng đến thai nhi:

  • Dễ bị hạ đường huyết hoặc bệnh vàng da sau sinh.
  • Có nguy cơ cao bị chết lưu trong bụng mẹ.
  • Nguy cơ sinh non trước thời điểm cho phép.

Biến chứng khi bị tiểu đường thai kỳBiến chứng khi bị tiểu đường thai kỳ

4 Lưu ý khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, cần tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Cân bằng hàm lượng tinh bột và đường nạp vào mỗi ngày (sử dụng nước lọc thay cho nước ép trái cây), giảm thiểu tiêu thụ những thực phẩm giàu tinh bột (cơm,phở,bánh mì) và thường xuyên bổ sung chất xơ, vitamin qua các loại rau củ quả.

Thường xuyên đo và giữ vững mức độ đường huyết bình thường, kiểm soát cân nặng và theo dõi sát sao sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc insulin hoặc thuốc đường huyết khác để giúp kiểm soát đường huyết nếu cần thiết. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần đến các buổi kiểm tra định kỳ để theo dõi sức khỏe và có liệu pháp chăm sóc, điều trị thích hợp.

Tránh sử dụng các chất kích thích, thuốc lá vì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mẹ và bé.

Lưu ý khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳLưu ý khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Tip Hay xin gửi tới các bạn bài viết mô tả đầy đủ thông tin liên quan đến bệnh tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối ở các mẹ bầu, hy vọng đây là nguồn tin hữu ích cho bạn trong tương lai. Đừng quên theo dõi và cập nhật thêm nhiều thông tin về đời sống tại đây nhé!

Từ khóa: Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối: Nguyên nhân và những điều mẹ bầu nên biếtKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh