Thuốc nhỏ đau mắt đỏ loại nào tốt? 3 loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ tốt nhất
Sử dụng thuốc nhỏ đau mắt đỏ sẽ giúp làm giảm quá trình phát triển của bệnh. Vậy thuốc nhỏ đau mắt đỏ loại nào tốt nhất hiện nay? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Đau mắt đỏ có thể gây nên những nguy hiểm cũng như trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày. Việc sử dụng thuốc nhỏ đau mắt đỏ có thể giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi ở mắt cũng như hạn chế lây nhiễm bệnh sang người khác. Vậy thuốc nhỏ mắt loại nào tốt? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu 3 loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ tốt nhất trên thị trường hiện nay nhé.
Lưu ý: Nội dung bài viết dưới đây đều mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia uy tín.
1
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ loại nào tốt?
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ chứa vitamin
Hiện nay, thuốc đau mắt đỏ chứa vitamin được rất nhiều người ưu tiên lựa chọn. Trong loại thuốc này chứa nhiều thành phần vitamin như vitamin A, vitamin E, vitamin B6 giúp cung cấp cho mắt những dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh đó, thuốc còn chứa vitamin nhóm B và chondroitin giúp giảm thiểu tình trạng căng thẳng mắt, hạn chế được một số bệnh lý về mắt như đau mắt đỏ,...
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ chứa kháng sinh
Trong thuốc nhỏ đau mắt đỏ chứa kháng sinh giúp chống lại những vi khuẩn và virus ở vùng kết mạc mắt, từ đó giúp làm giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh đau mắt đỏ.
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ chống dị ứng
Thành phần chính có trong các loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ chống dị ứng thường là chất kháng histamin H1. Đây là chất có công dụng hiệu quả trong việc hạn chế triệu chứng đau mắt đỏ như sưng mắt hay ngứa mắt.
2
Review 3 loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ tốt
Thuốc nhỏ mắt Tobramycin
Thuốc nhỏ mắt Tobramycin có công dụng điều trị mắt bị nhiễm khuẩn với những triệu chứng như đỏ mắt, đau rát ở vùng mắt làm ảnh hưởng đến thị lực.
- Chỉ định sử dụng: Thuốc được sử dụng trong các trường hợp mắt bị nhiễm khuẩn do tác động của những vi khuẩn nhạy cảm với Tobramycin.
- Liều lượng sử dụng: Mỗi ngày nhỏ 2 lần, mỗi lần nhỏ 1 giọt vào mắt. Lưu ý không sử dụng thuốc nhỏ mắt Tobramycin khi quá 15 ngày kể từ ngày mở nắp.
Thuốc nhỏ mắt Tobrex
Thuốc nhỏ mắt Tobrex có công dụng điều trị nhiễm trùng các phần ngoài mắt và nhiễm trùng ngoài nhãn cầu, gây nên tình trạng đau mắt đỏ. Hiệu quả mà thuốc nhỏ mắt Tobrex đem lại cho người dùng khá cao.
- Chỉ định sử dụng: Thuốc nhỏ mắt Tobrex chỉ sử dụng trong khoảng thời gian 1 tuần. Nếu các triệu chứng đau mắt đỏ không giảm thì bạn nên chuyển sang sử dụng các loại thuốc khác.
- Liều lượng sử dụng: Nhỏ từ 1 - 2 giọt vào mắt. Đối với những trường hợp mắt bị nhiễm khuẩn nhẹ đến trung bình thì sau 4 giờ nhỏ một lần. Nếu mắt nhiễm khuẩn nặng thì sau khoảng 2 giờ nhỏ một lần.
Nước muối sinh lý nhỏ mắt
Nước muối sinh lý nhỏ mắt có thành phần chính là 0,9% natri clorid, là loại thuốc an toàn, giúp làm nhẹ các triệu chứng đau mắt đỏ hiệu quả.
- Công dụng: Giúp làm sạch bụi bẩn có trong mắt, hạn chế tình trạng mắt bị đóng ghèn.
- Liều lượng sử dụng: Nhỏ thường xuyên, đặc biệt là khi ngủ dậy. Mỗi lần nhỏ khoảng 2 giọt cho mỗi bên mắt. Lưu ý không nên sử dụng chung nước muối sinh lý với người khác. Bên cạnh đó, khi nhỏ mắt không nên để đầu lọ thuốc chạm vào mắt gây nhiễm khuẩn mắt.
- Cách bảo quản: Bảo quản thuốc ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và chỉ nên sử dụng từ 15 - 30 ngày kể từ ngày mở nắp.
3
Những lưu ý khi dùng thuốc nhỏ đau mắt đỏ
Khi bị đau mắt đỏ, bạn không nên tùy tiện sử dụng thuốc nhỏ đau mắt đỏ có chứa chất chống viêm dòng cortizol khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Điều này có thể khiến giác mạc bị loét do tác động của vi khuẩn Herpes hoặc nấm, thậm chí có thể gây mù lòa. Lúc này, quá trình điều trị bệnh sẽ trở nên phức tạp hơn.
Bên cạnh đó, để việc điều trị đau mắt đỏ được hiệu quả nhất, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở mắt uy tín để được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn, đưa ra loại thuốc điều trị phù hợp.
Bài viết trên đây Tip Hay đã cùng các bạn điểm qua 3 loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ tốt nhất trên thị trường hiện nay. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích và chọn mua được loại thuốc nhỏ mắt phù hợp.
Nguồn: Bệnh viện mắt Hà Nội 2