Thực phẩm giúp răng mẹ bầu luôn chắc khỏe - giảm nguy cơ sinh non
Đau răng dẫn đến cơ thể mẹ tự động tiết chất kháng khuẩn, gây co thắt tử cung dẫn đến sinh non là hồi chuông thông báo cảnh tỉnh cho các mẹ. Không dùng thuốc, vậy sử dụng thực phẩm thế nào để mẹ phòng tránh tình trạng này?
Nguyên nhân
Thay đổi nột tiết tố: Là nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bầu gặp các vấn đề về răng miệng. Sự tăng giảm thất thường của Hormone estrogen và Progesterone làm cho nướu dễ bị sưng tấy, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Chế độ ăn uống thay đổi: Để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, thì mẹ bầu phải uống nhiều sữa và dùng các thực phẩm chứa đường nhiều hơn bình thường. Nên nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng thì mẹ rất dễ bị sâu răng.
Thiếu Canxi: Khi mang thai, nhu cầu tiêu thụ Canxi rất cao, thai nhi bị thiếu Canxi thì sẽ lấy Canxi từ mẹ. Nên khi mẹ bị thiếu Canxi thì men răng bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến sâu răng.
Ốm nghén: Lúc bị nôn, Axit từ dạ dày của mẹ bầu có thể được đưa đến khoang miệng, làm ảnh hưởng xấu đến răng, gây sâu răng, đau răng.
Vệ sinh răng miệng: Trong giai đoạn mang thai, một số chị em trở nên nhạy cảm hơn với mùi và vị của kem đánh răng. Vì thế, nếu mẹ bầu ít đánh răng thì sẽ làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về nướu, răng.
Thực phẩm phòng và trị đau răng
Tinh dầu đinh hương: Có tác dụng khử trùng, sát trùng và làm giảm đau nhức hiệu quả. Nên khi bị đau răng, chỉ cần nhai một ít đinh hương hoặc dùng bông tăm có thấm tinh dầu đinh hương rồi đưa trực tiếp đến chiếc răng đau hoặc vùng nướu lân cận.
Tỏi: Không chỉ là một loại gia vị phổ biến, mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là chữa đau răng rất hiệu quả. Trong tỏi có chứa Allicin, có tính kháng sinh giúp tấn công các vi khuẩn gây nhiễm trùng răng, làm dịu cơn đau. Mẹ bầu có thể nhai hoặc nghiền một tép tỏi rồi cho vào vị trí chiếc răng sâu là được.
Hành tây: Có tác dụng giống như tỏi, chỉ cần thái lát mỏng hoặc ép lấy nước rồi dùng bông thấm rồi đưa vào vị trí bị đau khoảng từ 1-2 phút.
Lá ổi non: Nhai trực tiếp, hoặc đun sôi lá ổi non với nước và một ít muối, rồi dùng như nước súc miệng hàng ngày.
Rau bina (cải bó xôi): Rất tốt đối với phụ nữ có thai, vì rau Bina rất dồi dào Canxi và Axit folic, ngoài ra còn có đặc tính giảm đau nhanh. Chỉ cần rửa sạch rồi nhai tại vị trí các răng sâu là được.
Bạc hà: Có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và sát trùng. Ngoài ra, bạc hà có thành phần chủ yếu là Methol, giúp tạo cảm giác mát lạnh, làm giảm đau rất hiệu quả. Mẹ có thể nhai trực tiếp lá bạc hà hoặc đun sôi để uống hay dùng làm nước súc miệng.
Phòng ngừa đau răng khi mang thai
Quan trọng nhất là phải thường xuyên chăm sóc răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.
Nên khám nha khoa định kỳ hoặc ngay khi gặp các sự cố về răng miệng.
Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều đường, sau khi ăn đồ ngọt thì cần đánh răng thật kỹ để loại bỏ mảng bám.
Ngoài ra, cần phải bổ sung thêm nhiều Canxi và Vitamin C, B12 để tăng cường sức khỏe răng miệng.
Trong giai đoạn thai kỳ không chỉ dinh dưỡng mà những biểu hiện bất thường của cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó nếu có cảm giác đau nhức răng kéo dài 3 - 4 ngày mẹ nên đến gặp bác sĩ, tránh tình trạng tự sử dụng thuốc gây tác dụng phụ không mong muốn.