Thủ tục và chi phí xin lắp, tách, chuyển dời đồng hồ điện
Nếu bạn đang muốn lắp, tách, chuyển dời đồng hồ điện thì hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!
Hiện nay có nhiều người không biết làm thủ tục chuyển dời, tách đồng hồ điện như thế nào. Hôm nay Tip Hay sẽ chia sẻ cho các bạn thủ tục và chi phí xin lắp, tách, chuyển dời đồng hồ điện nhé!
1
Hồ sơ, thủ tục đăng ký lắp công tơ điện mới
Phụ thuộc vào mục đích sử dụng và cấp điện áp mà bạn sẽ thực hiện hồ sơ thủ tục xin cấp điện sinh hoạt hoặc hợp đồng mua bán điện sản xuất. Trong đó cấp điện áp được chia thành 4 loại như sau:
-
Hạ áp: Điện lưới dưới 1000V
-
Trung áp: Điện lưới trên 1000V đến 35kV
-
Cao áp: Điện lưới trên 35kV đến 220kV
-
Siêu cao áp: Điện lưới trên 220kV
Để phục vụ nhu cầu lắp, tách, chuyển dời đồng hồ điện hoặc mục đích sử dụng khác thì dưới đây là một số hồ sơ, thủ tục xin cấp điện sinh hoạt, sản xuất theo từng loại điện áp, đối tượng hợp đồng mua bán điện.
Hồ sơ xin cấp điện sinh hoạt
Công tơ điện sinh hoạt có thể lắp điện 3 pha hoặc 1 pha từ lưới hạ áp chung hoặc riêng công tơ điện. Thủ tục hồ sơ lắp công tơ điện mới từ lưới hạ áp cho sinh hoạt gia đình riêng bao gồm:
Giấy, mẫu đơn đề nghị xin lắp công tơ điện hay còn có tên gọi khác là mẫu đơn xin cấp điện sinh hoạt cho gia đình, mẫu đơn xin lắp công tơ điện sinh hoạt mới,... Download mẫu đơn tại đây.
Giấy tờ về địa điểm mua điện: Bản sao có công chứng một số giấy tờ chứng minh về địa điểm mua, xin lắp đồng hồ điện kèm theo giấy tờ bản gốc để đối chiếu, cụ thể:
- Sổ hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng mua bán nhà, quyết định phân nhà
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất
- Đối với thủ tục lắp công tơ điện cho nhà đang thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà
Giấy tờ xác nhận người thân mua điện:
- CMND/CCCD/Hộ chiếu, Giấy chứng minh sĩ quan quân đội,.. nếu là cá nhân.
- Đối với tổ chức cần có giấy tờ chứng minh người đại diện hợp pháp cho tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,...
Để lắp công tơ điện 3 pha, 1 pha chung một công tơ từ lưới hạ áp cần lưu ý những vấn đề sau
Nếu khách hàng là đại diện khu tập thể, cụm dân cư thì hồ sơ xin lắp đặt mới ngoài giấy tờ trên thì cần có giấy ủy quyền có chữ ký của các hộ sử dụng điện khác đồng thời phải được công chứng chứng thực hoặc là có sự xác nhận của UBND phường, xã nơi mà muốn đăng ký sử dụng điện.
Trong mẫu đơn dùng chung công tơ điện phải có chữ ký đại diện của các hộ gia đình hoặc phải có sự xác nhận của UBND phường, xã nơi đăng ký mua điện.
Hồ sơ, mẫu đơn xin cấp điện sản xuất
Mỗi hợp đồng mua bán điện sẽ có những giấy tờ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng điện vì hợp đồng mua bán điện bao gồm mua bán điện để sản xuất và mua bán điện sinh hoạt.
Để lắp công tơ điện sản xuất có công suất dưới 40kw từ lưới hạ áp thì hồ sơ cần có:
-
Mẫu đơn xin lắp công tơ điện sản xuất. Nếu bạn có công văn đề nghị mua điện thì không cần sử dụng mẫu đơn. Mẫu đơn tại đây.
-
Bảng kê thiết bị điện, công suất và chế độ sử dụng điện.
-
Giấy tờ về địa điểm mua điện như hồ sơ thủ tục lắp công tơ điện mới.
-
Bản sao công chứng một trong những giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép đầu tư, quyết định thành lập đơn vị,...
-
Nếu không có các giấy tờ trên thì phải có sự xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan có thẩm quyền tại nơi đăng ký mua điện.
Một số lưu ý trong hồ sơ xin lắp công tơ điện sản xuất công suất trên 40kw từ lưới hạ áp
-
Cần bổ sung đặc tính kỹ thuật công nghệ và biểu đồ phụ tải của thiết bị sử dụng điện trong trường hợp đăng ký mua điện cực đại từ 40kW trở lên ngoài hồ sơ xin lắp điện sản xuất.
-
Đặt cọc thực hiện hợp đồng tối đa 15 ngày dựa trên sản lượng tiêu thụ điện trung bình hàng tháng trước khi hợp đồng mua điện có hiệu lực nếu mua điện từ 1.000.000 kWh/tháng trở lên.
Để lắp công tơ điện sản xuất ngắn hạn thì khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ như sau
-
Đơn xin mua điện hoặc công văn đề nghị mua điện
-
Bản sao có công chứng hoặc chứng thực của một trong những giấy tờ sau: Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Nếu không có giấy tờ trên thì người đi đăng ký phải mang theo giấy xác nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền hoặc chính quyền địa phương nơi đăng ký mua điện.
Hợp đồng mua bán điện ngắn hạn sẽ có thời hạn không quá 3 tháng và khi hết thời hạn đó người mua phải làm thủ tục gia hạn. Bên cạnh đó khách hàng cần đặt cọc tiền thực hiện hợp đồng là 1,5 tháng tiền điện dựa trên công suất trung bình hoặc có giấy bảo lãnh của ngân hàng.
Nếu ký hợp đồng mua bán điện từ điện lưới trung áp trở lên thì cần hồ sơ và thực hiện các thủ tục về đăng ký đấu nối. Nếu mua buôn điện có công suất lớn thì phải có giấy phép hoạt động điện lực.
Phương thức đăng ký mắc công tơ điện mới
Nếu bạn có nhu cầu lắp công tơ điện thì hãy thực hiện theo 2 phương thức sau:
Phương thức 1: Tại sở giao dịch điện lực của khu vực thực hiện thủ tục xin lắp công tơ điện mới để đăng ký.
Phương thức 2: Thực hiện các thủ tục lắp đặt công tơ điện riêng mới bằng hình thức trực tuyến.
Các quy định về hồ sơ thủ tục lắp đặt công tơ điện mới có sự khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng điện.
Thủ tục lắp công tơ điện mới
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký lắp đặt công tơ điện mới thì bên nhà cung cấp điện sẽ tiến hành các thủ tục khảo sát, thu phí, phê duyệt, xác định phương án cấp đến thiết kế thi công và tiến hành ký hợp đồng mua bán điện.
Nói chung khách hàng chỉ cần thực hiện các thủ tục đúng như nhu cầu sử dụng điện của mình sau đó chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nộp đến cơ quan điện lực khu vực và nộp đầy đủ các khoản phí theo quy định. Phần còn lại sẽ do bên bán thực hiện.
Thủ tục lắp công tơ điện 2 chiều
Hiện nay có loại công tơ điện 2 chiều dùng để đo lượng điện năng lượng mặt trời sản sinh và lượng điện bán cho công ty điện lực. Nếu điện mặt trời phát vượt mức sử dụng cả năm sau khi bù trừ sử dụng hàng tháng thì sẽ được bên EVN mua với giá 2.086 đồng/kWH.
Một số tỉnh thành được hỗ trợ miễn phí thủ tục xin cấp công tơ điện 2 chiều là TP.HCM, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Cần Thơ. Đối với nơi như Kiên Giang, Bình Dương và Buôn Mê Thuột thì có tính phí. Bạn có thể xin lắp công tơ điện 2 chiều nếu bạn sử dụng hệ thống năng lượng điện mặt trời để tối ưu quyền lợi của mình.
Quy định về thời hạn cấp điện, lắp đặt công tơ điện mới
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đơn xin lắp công tơ điện sinh hoạt hay sản xuất thì sẽ có thời hạn lắp đặt đồng hồ điện khác nhau.
- Thủ tục xin lắp công tơ điện mới dùng trong sinh hoạt (công tơ điện 1 pha hoặc 3 pha) và sản xuất (công tơ điện 1 pha) thì sẽ có thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi đủ điều kiện về hồ sơ.
- Đối với thủ tục lắp công tơ điện 3 pha dùng để sản xuất thì thời hạn làm việc là 10 ngày kể từ khi đủ các điều kiện và lưới điện áp không quá tải.
Nếu hồ sơ của khách hàng đầy đủ nhưng chưa có điện lưới phân phối hoặc bị quá tải thì sẽ nhận được phản hồi từ bên bán điện trong thời hạn 5 ngày làm việc.
Mẫu hợp đồng mua bán điện sinh hoạt và sản xuất
Chi phí lắp công tơ điện mới
Các khoản chi phí có thể do bên bán hoặc do bên mua chi trả.
Chi phí lắp đặt công tơ điện mới do bên bán chi trả
- Đơn giá công tơ điện: Các thiết bị bảo vệ sau công tơ như hộp công tơ, cầu chì,...
- Chi phí phụ kiện để treo công tơ điện, dây điện,...
- Chi phí nhân công lắp đặt
- Thuế và chi phí khác theo quy định
Chi phí lắp công tơ điện mới do bên mua chi trả
- Đơn giá lắp đặt công tơ điện: Nhân công lắp đặt, các loại vật tư trừ áp tô mát hoặc cầu chì sau công tơ
- Thuế và chi phí khác theo quy định
2
Thủ tục xin tách công tơ điện
Để phục vụ như cầu tách công tơ điện thì khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ tách công tơ điện như sau:
- Một mẫu đơn xin tách công tơ điện hay còn gọi là đơn đề nghị tách công tơ điện, cấp thêm công tơ điện
- Bản sao có công chứng của sổ hộ khẩu của hộ tách.
- Mẫu đơn xin xác nhận công tơ điện đã thanh toán đầy đủ theo hợp đồng mua bán điện đang dùng hoặc cam kết về nghĩa vụ thanh toán hết nợ.
3
Thủ tục xin đổi tên công tơ điện
Trong quá trình sử dụng thì bên mua điện có thể làm thủ tục sang tên công tơ điện. Dưới đây là hồ sơ, thủ tục hồ sơ xin đổi tên công tơ điện:
- Đơn xin chuyển công tơ điện
- Văn bản đồng ý của người mua bán điện cũ, xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy tờ có thể chứng minh quyền sở hữu điện của khách hàng.
- Hóa đơn thanh toán tiền nợ cũ
Sau khi tiếp nhận địa điểm sử dụng điện đã có thiết bị đo điện thì bên sử dụng điện mới có đơn kiểm tra công tơ điện cho bên bán điện để làm thủ tục kiểm định.
4
Thủ tục chuyển công tơ điện
Nếu khách hàng có nhu cầu chuyển công tơ điện sang vị trí khác để đảm bảo an toàn hay các mục đích khác thì khách hàng chỉ cần thực hiện thủ tục di chuyển vị trí công tơ điện.
- Viết đơn xin chuyển công tơ điện hoặc đơn đề nghị di dời công tơ điện
- Điền các thông tin rồi nộp cho đơn vị bán điện khu vực
Mẫu đơn xin chuyển công tơ điện
5
Thủ tục đề nghị thay công tơ điện
Công tơ điện bị hư hỏng hoặc thay thế theo định kỳ được thay bởi đơn vị cung cấp điện. Trong quá trình sử dụng nếu công tơ điện bị hư hỏng thì người sử dụng nộp đơn đề nghị xin thay công tơ điện. Bên cung cấp điện sẽ tiến hành những kiểm tra cần thiết trước khi thay công tơ điện.
Nếu công tơ điện hư hỏng là do lỗi của khách hàng thì khách hàng phải chịu chi phí sửa chữa. Trong trường hợp không xác định được nguyên nhân hư hỏng thì bên bán sẽ có trách nhiệm sửa chữa, thay mới.
Bên cạnh đó khi công tơ điện bị quá tải thì bạn có thể làm đơn xin đổi công tơ điện hoặc đơn xin nâng cấp công tơ điện gửi tới đơn vị cung cấp để được xem xét.
Như vậy Tip Hay đã hướng dẫn cho các bạn thủ tục và chi phí xin lắp, tách, chuyển dời đồng hồ điện. Hy vọng qua bài viết trên bạn có thêm nhiều thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề trên rồi nhé!
Có thể bạn quan tâm:
>> Thắc mắc về thủ tục lắp công tơ điện mới
>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký điện sinh hoạt