Thốt nốt là gì? Những công dụng và lưu ý sử dụng
Đường thốt nốt có vị ngọt thanh dễ chịu không bị gắt thường được các chị em sử dụng thay cho đường cát trắng thông thường. Đường thốt nốt dùng trong nấu ăn không chỉ giúp tăng hương vị móm ăn mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Ngoài những loại đường phổ biến như đường mía, đường phèn,... thì đường thốt nốt được rất nhiều người sử dụng. Đường thốt nốt là một loại đường có hương vị thơm ngon đặc biệt, có thể ăn tươi hoặc được các bà nội trợ dùng để nấu ăn ngoài ra đường thốt nốt còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và chữa bệnh.
1
Thốt nốt là gì?
Nguồn gốc
Thốt nốt có nguồn gốc từ Nam Á và Đông Nam Á, nên bạn có thể bắt gặp thốt nốt ở nhiều nước bạn bè láng giềng như Campuchia, Lào, Indonesia,... Tại Việt Nam, thốt nốt được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam, đặc biệt là Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Tây Ninh,... Thốt nốt có thể chịu hạn, ngập nước những không thể chịu rét.
Đặc điểm
Thốt nốt trông giống cây cọ ở miền Bắc và gần giống với cây dừa, thân thốt nốt thẳng, có thể cao đến 30m. Thông thường, thốt nốt có thể sống đến 20 - 30 năm, hoặc xa hơn là 100 năm.
Thốt nốt đực không cho quả, còn thốt nốt cái cho khoảng 50-60 quả. Quả thốt nốt tròn, bên ngoài có màu đen, vỏ cứng. Bên trong quả thốt nốt chia thành 3 múi. Thịt thốt nốt phần màu trắng trong, khi còn non ăn mềm ngọt, khi già thì phần thịt này cứng dần. Có thể dùng phần thịt để nấu chè hoặc dầm nước đường và đá ăn rất mát.
Giá trị dinh dưỡng
Thốt nốt không chỉ ngon mà còn có nhiều lợi ích về sức khỏe. Trong thốt nốt có nhiều vitamin và khoáng chất cơ lợi như vitamin C, B1, B2, B3, sắt, phốt pho, canxi và potassium.
Thốt nốt còn có công dụng lơi tiểu, giải nhiệt, tiêu viêm, kiện tỳ. Hầu hết các bộ phận của cây thốt nốt đều có thể dùng làm thuốc theo y học cổ truyền.
2
Đường thốt nốt là gì?
Đặc điểm
Đường thốt nốt là loại đường nấu từ dịch chảy từ nhụy hoa thốt nốt. Phần nước lấy từ trong quả thốt nốt chính là nước đường lỏng. Sau quá trình chế biến sẽ tạo thành những khối đường cứng, màu vàng đẹp mắt. Trung bình cứ 4 lít nước thốt nốt sẽ làm được 1kg đường thốt nốt.
Đường thốt nốt có vị ngọt thanh và hoàn toàn tự nhiên. Bên cạnh đó, đường thốt nốt cũng có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.
Đường thốt nốt có thể thay thế đường trắng trong nấu ăn bởi chúng có vị ngọt thanh, không gắt. Khi chế biến các loại nước chấm cần đến đường thì đường thốt nốt vẫn là lựa chọn tốt bởi chúng cho nước chấm có hương vị chuẩn không cho cảm giác ngọt gắt đồng thời màu sắc cũng đẹp hơn.
Ngoài ra đường thốt nốt có thể thay thế các chất tạo ngọt khác trong pha nước uống hay chế biến, thậm chí bạn cũng có thể nhâm nhi một vài miếng đường thốt nốt. Bởi chúng giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, tốt cho hệ tiêu hóa, ngừa bệnh thiếu máu.
Cách nấu đường thốt nốt
Trước tiên, người thợ sẽ thu hoạch dịch từ nhụy hoa thốt nốt theo phương tháp thủ công. Họ sẽ leo lên cây thốt nốt, cắt nhị hoa đực để thu hoạch dịch từ nhụy hoa. Sau đó, họ sẽ tiến hành nấu đường.
Bước 1: Cho dịch nhụy hoa vào chảo lớn, đun lên để cô đặc phần nước này.
Bước 2: Trong quá trình nấu, đảo đều dung dịch đến khi trở nên sền sệt thì đổ sang chảo khác. Tiếp tục đun hỗn hợp với lửa vừa đến khi chuyển màu vàng ươm.
Bước 3: Chuẩn bị các khuôn hình ống tròn, hoặc khuôn hình tròn dầy khoảng 2 - 3cm. Sau đó, đổ đường vào các khuôn.
Bước 4: Cuối cùng, dùng lá thốt nốt gói khuôn này lại. Chờ khi đường đông đặc và khô lại là hoàn thành.
Ở các tỉnh miền Tây, người dân dùng đường thốt nốt để nấu chè, nấu ăn, làm bánh,... Đường thốt nốt hoàn toàn không chứa hóa chất nên không chỉ giúp món ăn mang màu vàng đẹp mắt, có mùi thơm lại tốt cho sức khỏe.
Tham khảo thêm:
3 cách làm mứt gừng bằng đường phèn, thốt nốt và nước vo gạo
3
Những lợi ích của đường thốt nốt
Theo y học cổ truyền, thốt nốt có vị ngọt, tính bình. Bên cạnh là một gia vị không thể thiéu trong các món ăn Việt, đường thốt nốt còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cung cấp nhiều khoáng chất
Đường thốt nốt rất giàu các khoáng chất thiết yếu, hàm lượng khoáng chất cao hơn gấp 60 lần so với đường cát trắng giúp cung cấp một lượng khoáng chất tốt cho cơ thể. Ngoài ra loại đường này còn giàu magiê, các chất chống oxy hóa, canxi, kali và phốt pho…
Tốt cho da
Nếu da bạn bị mụn, trứng cá hãy ăn đường thốt nốt mỗi ngày sẽ thấy sắc đẹp làn da được cải thiện rõ rệt.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Đường thốt nốt có vai trò kích thích enzyme tiêu hóa ở dạ dày hoạt động một cách hiệu quả. Hơn nữa, đường thốt nốt còn hỗ trợ tẩy sạch đường ruột.
Thanh lọc cơ thể, giữ gìn vóc dáng
Đường thốt nốt còn giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, trong đường thốt nốt chứa các hợp chất carbohydrate giúp cơ thể tiêu hóa nhanh hơn so với đường cát trắng giúp bạn có cảm giác no lâu và ít thèm ăn hơn cho bạn một cơ thể khỏe mạnh và cân đối.
Chữa chứng đau nửa đầu
Trong đường thốt nốt có chứa những hoạt chất tự nhiên có tác dụng giúp làm dịu cơn đau do chứng bệnh đau nửa đầu gây ra. Khi bạn có hiện tượng đau nửa đầu chỉ cần bạn ăn khoảng 20g đường thốt nốt sẽ cảm thấy tình trạng đau nửa đầu giảm hẳn.
Hạn chế những tác động theo mùa theo năm lên cơ thể
Sử dụng đường thốt nốt sẽ giúp hạ nhiệt làm mát cơ thể vào mùa hè vì vậy bạn sẽ tránh nguy cơ bị mụn nhọt đồng thời vào mùa đông nó lại có tác dụng giữ ấm, giúp đỡ bị lạnh hơn.
Tốt cho trẻ em
Loại đường này thật sự tốt cho trẻ em nó góp phần làm tăng hệ miễn dịch của bé, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, làm sạch gan và giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên mẹ chỉ nên cho bé tiêu thụ một lượng vừa phải để đảm bảo mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Giúp xương chắc khỏe
Trong đường thốt nốt có chứa những dưỡng chất cần thiết cho hệ xương phát triển như: Chất khoáng, canxi và phốt pho.
Tăng khả năng miễn dịch
Đường thốt nốt giàu chất chống oxy hóa, khoáng chất như selen và kẽm, giúp ngăn chặn nguy cơ tổn thương các tế bào do hoạt động của các gốc tự do qua đó giúp chống nhiễm trùng, tăng khả năng miễn nhiễm đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
4
Chọn mua đường thốt nốt
Đường thốt nốt thường chỉ bán tại An Giang, do đó hiện nay khá nhiều nhà buôn bán đường thốt nốt kém chất lượng, do vậy khi chọn mua bạn nên chú ý chọn đường có các đặc điểm sau:
- Đường có màu đục. Không thấy tinh thể đường ánh lên.
- Đường được làm thủ công nên có mùi thơm se lẫn mùi khét nhẹ.
- Đường mịn, dùng muỗng cạo dễ dàng.
- Độ tan của đường thốt nốt cao, không lợn cợn lâu tan như đường thông thường.
- Vị ngọt thanh diu, dễ chịu, đôi khi nếm sẽ có vị chua nhẹ đầu lưỡi sẽ lẫn vị ngọt.
5
Sử dụng bao nhiêu thốt nốt là đủ?
Mặc dù thốt nốt có lợi cho sức khỏe, nhưng chỉ nên sử dụng với lượng vừa đủ để tránh phản tác dụng. Với nước thốt nốt, bạn chỉ nên uống khoảng 500ml nước thốt nốt mỗi ngày.
Còn nếu sử dụng quá nhều đường thốt nốt trong khẩu phần ăn mỗi ngày có thể gây sâu răng, nổi mụn nhọt và thậm chí là tiểu đường.
6
Một số món ăn làm từ thốt nốt và đường thốt nốt
Nước thốt nốt
Nước thốt nốt có vị ngon như nước dừa, ngọt và mát, và có mùi thơm đặc trưng. Bạn mua nước thốt nốt được nấu sẵn ở chợ, cho thêm thịt thốt nốt thái sợi, một ít đường và đá. Như vậy là đã có ngay món nước thốt nốt ngọt mát, thanh nhiệt ngày hè.
Chè thốt nốt
Chè thốt nốt cũng rất được ưa chuộng bởi các tín đồ yêu ngọt. Các thành phần trong chè đa dạng tùy người nấu nhưng không thể nào thiếu đường và cùi thốt nốt. Thưởng thức món chè thốt nốt ngon hơn khi dùng lạnh, để cảm nhận được vị béo ngậy của nước cốt dừa, cùi thốt nốt mềm, dẻo ăn rất thú vị.
Bánh bò thốt nốt
Bánh bò làm với đường thốt nốt sẽ có mùi thơm nhẹ từ thốt nốt, vị ngọt thanh và màu vang ươm vô cùng bắt mắt. Đây là đặc sản của vùng Châu Đốc (An Giang) - nơi vốn trồng rất nhiều thốt nốt.
Mứt gừng thốt nốt
Mứt gừng thốt nốt có vị cay nồng dễ chịu của gừng, một chút thơm thơm từ thốt nốt rất lạ miệng. Mứt dẻo dai, ngọt vừa phải, vừa có thể dùng làm món mứt ăn chơi vừa có thể trị đầy bụng rất hiệu quả.
Nguồn: Sức khỏe & Đời sống.
Đường thốt nốt không chỉ giúp món ăn thêm ngon ngọt dễ chịu mà còn tốt cho sức khỏe hơn so với các loại đường thông thường. Do vậy bạn có thể chú ý chọn mua đường thốt nốt đúng chuẩn cho căn bếp của gia đình.