Thời trang bền vững là gì? Giải mã những câu hỏi về chủ đề 'Thời trang bền vững'
Thời trang bền vững là chủ đề được cộng đồng đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Cùng giải mã những câu hỏi xung quanh chủ đề “Thời trang bền vững” nhé!
Trước những lời cảnh báo về nguồn tài nguyên đang bị khai thác quá mức và ngày càng cạn kiệt, thời trang bền vững được xem là giải pháp mang tính cấp thiết cần được quan tâm và ứng dụng rộng rãi. Hãy cùng Bách hoá XANH giải mã những câu hỏi xung quanh chủ đề “Thời trang bền vững" để hiểu thêm về xu thế này nhé!
1
Tại sao thời trang nhanh vẫn tồn tại mặc cho những ảnh hưởng tiêu cực?
Mặc dù mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhưng không thể phủ nhận rằng thời trang nhanh luôn có thể thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng. Trong xã hội hiện đại, thời trang không chỉ để đáp ứng nhu cầu ăn mặc cơ bản như thời xưa mà được còn được xem là một trong những phương tiện để thể hiện cá tính, địa vị và đẳng cấp trong các mối quan hệ xã hội. Xu hướng thời trang thay đổi liên tục, thời trang nhanh có thể dễ dàng nắm bắt thời cơ và lập tức cho ra đời những sản phẩm theo “mốt” với số lượng lớn và giá cả hợp lý, thậm chí có thể nói là rẻ.
Đứng ở góc độ nhà sản xuất, việc kinh doanh thời trang nhanh giúp nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thị trường, hơn nữa, việc sản xuất sản phẩm với số lượng lớn giúp tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Do đó, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất trong ngành thời trang đều theo xu hướng thời trang nhanh.
2
Thế nào là một người tiêu dùng khôn ngoan?
Những trang phục theo “mốt” có thể giúp bạn thể hiện được gu thẩm mỹ và cá tính thời thượng. Nhưng bạn biết đấy, dòng đời sản phẩm thời trang rất ngắn ngủi. Một mốt thời trang trang thường chỉ kéo dài trong một năm hoặc vài tháng hoặc thậm chí là vài tuần. Sẽ thật lãng phí nếu bạn chỉ sử dụng các món đồ chỉ vì nó đang thịnh hành và sẵn sàng loại bỏ khi chúng đã lỗi thời đúng không nào?
Có một tuýp giúp bạn giảm được sự ham muốn trước một món đồ mới ra mắt là phân biệt “nhu cầu" và “ham muốn". Bạn cần xác định món đồ này có thật sự cần thiết không hoặc mình đã có món đồ nào tương tự thế này không. Sau đó, bạn chỉ nên đưa ra quyết định mua khi đã xác định món đồ này thật sự cần thiết và mình có thể gắn bó được với nó lâu dài.
3
Thay đổi từ phía người tiêu dùng hay doanh nghiệp sẽ đóng góp nhiều hơn cho tương lai của thời trang?
Có thể theo quan niệm của nhiều người, nền kinh tế luôn luôn vận hành theo quy luật “có cầu mới có cung". Điều này nghĩa là doanh nghiệp chỉ sản xuất dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng và chỉ khi nhu cầu người tiêu dùng thay đổi thì doanh nghiệp mới thay đổi. Ngược lại, không ít người tiêu dùng quan niệm nếu doanh nghiệp không sản xuất món đồ đó, ta sẽ không mua chúng.
Nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng, thời trang bền vững không chỉ là một xu thế thường trang thông thường mà còn là một giải pháp đang bảo vệ chính chúng ta. Do đó, cả người tiêu dùng và doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm, cùng thay đổi nhận thức và cùng hành động mới có thể đủ sức đóng góp cho tương lai của thời trang.
4
Khái niệm về thời trang cao cấp hay thời trang đạo đức có cần phải thay đổi?
Thực tế cho thấy không phải món thời trang cao cấp nào cũng bền vững. Thời trang cao cấp vẫn chịu ảnh hưởng từ những làn sóng xu hướng và cũng nhanh chóng trở nên lỗi thời. Mặc khác, với chủ nghĩa bảo vệ tính độc quyền và khan hiếm, các nhãn hiệu thời trang xa xỉ sẵn sàng thiêu huỷ hàng tồn kho thay vì hạ giá xả hàng, từ đó gây ra sự lãng phí tài nguyên và sức lao động trong khi vẫn rất còn nhiều nơi trên thế giới, việc chỉ được mặc ấm là một điều xa xỉ.
5
Đâu là những vấn đề cấp bách nhất của ngành thời trang?
Còn khá nhiều vấn đề cấp bách trong lĩnh vực thời trang đang cần được quan tâm. Theo Aja Barber - Tác giả tựa sách Consumed và cộng tác viên của ELLE UK, chúng ta không nên sản xuất sản phẩm quá mức cần thiết dẫn đến cạn kiệt nguồn đất canh tác và dẫn đến tình trạng tăng giá của bông và vải cotton. Tamzin Rollason – chuyên gia thời trang bền vững ở Melbourne nêu lên hai vấn đề của thời trang cần được khắc phục. Thứ nhất, đó là những làn sóng xu hướng thời trang liên tục thay đổi gây ra sự lãng phí. Vấn đề thứ hai là sự đánh tráo khái niệm “bền vững" của một số nhãn hiệu khi liên tục đẩy mạnh sản xuất thời trang từ nguyên liệu “bền vững”. Điều này hoàn toàn không đúng với bản chất của thời trang bền vững.
Bên cạnh đó, một số thương hiệu vẫn chưa thực sự minh bạch khi nói về khí hậu, mức lương và xử lý chất thải. Từ đó chưa phát huy được giá trị cao cả mà thời trang bền vững hướng tới.
6
Có chất liệu thân thiện môi trường có thể thay thế cho da và lông không?
Việc tìm kiếm một chất liệu mới thân thiện môi trường và có thể thay thế cho da và lông đã được thực hiện trong hàng thập kỷ. Mặc dù đã có nhiều phát minh về chất liệu vải, nhưng vẫn chưa có chất liệu nào có thể so sánh được vật liệu cho thời trang xa xỉ là da và lông động vật.
Tuy nhiên, thời gian gần đây MycoWorks - thương hiệu dẫn đầu trong các sáng tạo da nhân tạo là đã trình làng loại chất liệu được từ Mycelium (một loại chất liệu có cấu tạo từ rễ nấm) đã có thể thay thế được vật liệu để sản xuất thời trang xa xỉ trước đó. Loại vải này đã có thể ứng dụng vào sản xuất thời trang cao cấp bởi độ mềm mại dẻo dai, tính thẩm mỹ và mang lại cảm giác tự nhiên như chất liệu từ da và lông thú. Hiện nay, Myco Works hợp tác với các thương hiệu như Hermès, Nick Fouquet và Heron Preston để đưa loại vải này vào sản xuất thời trang.
7
Điều gì khiến ngành thời trang không thể thay đổi đa dạng và toàn diện?
Nguyên nhân khiến cho ngành thời trang không thể thay đổi đa dạng và toàn diện xuất phát từ những chuẩn mực và định kiến vốn có. Chúng ta thường chối bỏ sự khác biệt của bản thân và ép mình vào một khuôn khổ hay xu hướng nào đó theo cộng đồng.
8
Ngành thời trang phải làm gì để giải quyết số rác thải mà chính nó đã tạo ra?
Giải pháp để giải quyết số rác thải mà thời trang tạo ra cần được ưu tiên đó là hạn chế sản xuất. Nhiều thương hiệu và nhà bán lẻ đã cam kết giảm thiểu sản xuất các sản phẩm thứ yếu. Tuy nhiên, cần minh bạch hơn để giải quyết vấn đề lãng phí trong ngành thời trang. Các tập đoàn càng cần có trách nhiệm cao hơn trong việc giải quyết vấn đề này.
9
Làm sao để người lao động không còn bị bóc lột?
Bóc lột sức lao động được diễn ra ở nhiều hình thích, trong đó phổ biến nhất là chính sách siết chặt tiền lương. Tình trạng mức lương được trả không tương xứng với mức lao động diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. Rất nhiều thương hiệu lớn không tiết lộ mức lương tối thiểu mà người lao động thật sự nhận được. Do đó, để người lao động không còn bị bóc lột, cộng đồng cần chung tay hướng tới các điều luật bảo vệ người lao động.
10
Phát triển bền vững có cản trở sự đổi mới?
Thời trang bền vững không cản trở sự đổi mới mà ngược lại nó kích thích sự đổi mới diễn ra mạnh mẽ hơn. Thời trang bền vững bắt buộc mọi người phải có cái nhìn xa, thấu đáo và đổi mới từ tìm kiếm những nguyên liệu mới, phương pháp sản xuất mới để thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, tính bền vững còn là sự trở lại với sự cơ bản. Đó là sống có mục đích và tôn vinh các giá trị. Bạn có thể thực hiện thời trang bền vững đôi khi chỉ đơn giản từ việc thử những bản phối mới từ tủ đồ sẵn có.
Trên đây là câu trả lời cho một số câu hỏi liên quan đến chủ đề “Thời trang bền vững". Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu thêm về xu thế tất yếu này!