Tip hay

Thời tiết quá nóng, người lớn và trẻ nhỏ nên làm gì để không bị đổ bệnh?

Thời tiết quá nóng, người lớn và trẻ nhỏ nên làm gì để không bị đổ bệnh?

Người già và trẻ em là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất trong những tháng mùa hè, thường là các bệnh ho, sốt, mất nước và điện giải dẫn đến tụt huyết áp. Vậy làm sao để bảo vệ cơ thể trước kiểu thời tiết khó chịu như thế?

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, cơ thể chúng ta rất nhạy cảm đối với cái nóng vào mùa hè. Vào mùa này, bên cạnh vấn đề tăng các bệnh truyền nhiễm thì đây cũng là cơ hội cho các bệnh mãn tính (tăng/tụt huyết áp,...) và các bệnh thông thường (sốt, ho,...) xảy ra.

Vào mùa hè thường gặp những loại bệnh nào?

Đối với trẻ em

Các bệnh về da xảy ra phổ biến ở trẻ em vào mùa nóng đó là rôm sảy, chàm, viêm da dị ứng.

Trẻ em dễ bị viêm da dị ứng mùa nóng

Hơn nữa, trẻ cũng có nguy cơ bị sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời. Do đó, bạn không nên để nhiệt độ phòng chênh lệch quá lớn so với nhiệt độ bên ngoài. Trẻ dễ bị mất chất điện giải, gây mất nước, thiếu nước dẫn đến sốt.

Trẻ bị sốt

Đối với người lớn

Di chuyển dưới trời nắng nóng trong thời gian dài dễ khiến chúng ta mắc các bệnh về da như sạm da, bỏng nắng,... và thậm chí gây ra các bệnh liên quan đến mắt như đục thuỷ tinh thể rất nguy hiểm.

Nắng nóng sạm da

Những người làm việc ngoài trời có thể bị mất nước và chất điện giải, dẫn đến hoa mắt chóng mặt, sốc nhiệt, tụt huyết áp hay thậm chí truỵ tim mạch.

Đối với những người bị tăng huyết áp, nắng nóng khiến người bệnh thở chậm, khó thở, có thể bị tăng huyết áp kịch phát. Đồng thời, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, chẳng hạn như từ môi trường máy lạnh ra ngoài trời, dễ khiến các cơn đột quỵ xuất hiện.

Cách phòng bệnh mùa nắng nóng

Các chuyên gia Y tế tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo mọi người nên chủ động phòng bệnh vào những ngày nắng nóng thông qua một số cách sau đây.

1. Hạn chế ra ngoài đường, ngoài trời khi không thật cần thiết

Hạn chế ra ngoài trời nắng để tránh các tổn thương về da. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, bạn nên trang bị quần áo chống nắng, kính râm, mũ nón chống nắng và đặc biệt phải bôi kem chống nắng.

Hạn chế ra ngoài đường, ngoài trời khi không thật cần thiết

Bôi kem chống nắng là một bước quan trọng trong việc bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV từ ánh sáng mặt trời. Bạn nên bôi kem chống nắng 2 lần/ngày, bôi lượng vừa đủ đừng quá mỏng. Nếu tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc tắm biển, bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 50 trở lên và bôi lại sau mỗi 15-20 phút nhé! Nếu chưa biết SPF là gì, hãy tham khảo ngay tại bài viết này.

2. Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời

Những người lao động ngoài trời rất dễ bị mất nước, do đó họ cần phải bổ sung nước thường xuyên để bù vào lượng mồ hôi thoát ra và hỗ trợ hệ tuần hoàn trong cơ thể.

Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời

Các bác sĩ khuyến nghị mọi người nên uống nước chanh, nước điện giải, nước pha muối loãng hoặc pha Oresol,... để bù đắp các chất điện giải. Mặt khác, nhiều người thích uống nước đá hoặc nước lạnh vì cảm giác sảng khoái chúng mang lại, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước lạnh vì dễ gây viêm họng.

Tìm hiểu thêm: Có nên uống nước đá trong mùa hè không?

3. Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người

Không nên để điều hòa nhiệt độ thấp

Để nhiệt độ điều hoà quá thấp dễ dẫn đến hiện tượng sốc nhiệt khi bạn thay đổi môi trường từ trong nhà ra bên ngoài. Theo các chuyên gia Y tế, nhiệt độ điều hoà càng ít chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời càng tốt, tối đa chỉ nên từ 8-10 độ C. Chẳng hạn nhiệt độ bên ngoài là 30 độ C, bạn nên cài đặt nhiệt độ điều hoà tầm 24-25 độ C là hợp lý.

4. Thực hiện ăn chín, uống chín

Ăn chín uống chín

Bạn nên ăn thức ăn đã được nấu chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn nhiều hoa quả tươi.

5. Tăng cường vệ sinh cá nhân

Tăng cường vệ sinh cá nhân

Rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; súc mũi miệng hằng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối tự làm.

6. Vệ sinh các bề mặt thường xuyên tiếp xúc

Vệ sinh các bề mặt thường xuyên tiếp xúc

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như mặt bàn, mặt ghế, sàn nhà, tay nắm cửa, đồ chơi của trẻ bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc. Các đối tượng thường phát triển mạnh trong thời tiết nóng.

Bách hoá XANH chúc bạn luôn có một sức khỏe thật tốt để học tập và làm việc trong những ngày nắng nóng. Nếu bạn thấy bài viết bổ ích, hãy chia sẻ những thông tin này đến bạn bè và người thân của mình nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Từ khóa: Thời tiết quá nóng người lớn và trẻ nhỏ nên làm gì để không bị đổ bệnh?làm gì để không đổ bệnh mùa nóngcách để không bị bệnh mùa nónggiữ sức khỏe mùa nóng