Tip hay

Thời điểm nào bé sẵn sàng làm quen với thức ăn đặc?

Thời điểm nào bé sẵn sàng làm quen với thức ăn đặc?

Thời điểm nào bé sẵn sàng làm quen với thức ăn đặc là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh khi con đến tuổi ăn dặm. Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Khi bé đến thời kỳ ăn dặm, tập cho bé ăn thức ăn đặc rất quan trọng để dạy bé cách ăn, hỗ trợ cho răng và hàm phát triển toàn diện. Vậy thời điểm nào bé sẵn sàng làm quen với thức ăn đặc, mời ba mẹ cùng Tip Hay tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1 Thời điểm nên cho trẻ ăn thức ăn đặc

Sau 6 tháng tuổi, trẻ cần bổ sung thêm sắt và các chất dinh dưỡng khác thông qua thức ăn đặc bên cạnh chế độ sữa hằng ngày.

Để nhận biết được thời điểm nên cho trẻ ăn thức ăn đặc, phụ huynh có thể dựa vào sự phát triển hành vi của bé như sau:

  • Cổ và đầu của bé đã cứng cáp và bé có thể ngồi thẳng nhờ sự hỗ trợ.
  • Bé có vẻ hứng thú với đồ ăn, bé thích nhìn về phía đồ ăn của ba mẹ.
  • Cảm thấy thích thú, với và sờ vào đồ ăn.
  • Thích đưa đồ vật vào miệng và nhai.
  • Điều chỉnh được lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng.
  • Bé có thể tự há miệng khi được đút thức ăn bằng thìa.

Mỗi trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau, vì thế phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ và cách ăn dặm cho trẻ.

Thời điểm nên cho trẻ ăn thức ăn đặcThời điểm nên cho trẻ ăn thức ăn đặc

2 Giúp bé làm quen với thức ăn đặc

Các dấu hiệu đói no

Dấu hiệu khi bé đang đói

  • Bé tỏ ra phấn khích khi thấy đồ ăn, nhoài người về phía thức ăn.
  • Há miệng to khi được đút thức ăn.

Dấu hiệu cho thấy trẻ không hứng thú với thức ăn

  • Quay đầu qua phía khác
  • Chú ý qua những thứ khác
  • Đẩy thìa ra khi được đút
  • Mím chặt môi

Các dấu hiệu đói noCác dấu hiệu đói no

Dạng thức ăn

Cho bé ăn từ lỏng đến đặc dần: Phụ huynh hãy cho trẻ ăn từ thức ăn được xay mịn, sau đó tăng dần độ nhám rồi chuyển sang thức ăn nghiền, thức ăn mềm được cắt nhỏ. Cho trẻ ăn trong vài tuần để bé tập nha và kích thích phát triển cơ miệng.

Thay đổi đa dạng thức ăn: Mẹ nên thay đổi đa dạng thức ăn cho bé và đặc biệt bổ sung những thực phẩm giàu sắt như ngũ cốc, rau nấu chín, thịt heo, thịt gà, , đậu,...

Kết hợp nhiều loại thức ăn hoặc riêng lẻ: Ba mẹ có thể kết hợp nhiều loại thức ăn cho bé trong một bữa ăn. Tuy nhiên, với những gia đình có tiền sử dị ứng thức ăn, cần cẩn trọng cho trẻ ăn từng món để phát hiện trẻ có dị ứng hay không.

Khuyến khích bé tự ăn: Bạn hãy ưu tiên  cho bé những loại thức ăn có thể cầm tay, chẳng hạn như rau củ nấu chín và cắt nhỏ, bánh mì mềm, bánh nướng,...

Kết hợp bú mẹ và sữa công thức bên cạnh việc ăn dặm. Nên cho trẻ bú càng nhiều càng tốt, ít nhất là đến khi trẻ đủ 12 tháng tuổi.

Dạng thức ănDạng thức ăn

3 Các lưu ý khi bé ăn dặm

  • Cho bé ngồi ăn ở ghế dành riêng cho việc ăn dặm trong mỗi giờ ăn.
  • Trải báo hoặc tấm lót dưới ghế ăn của bé và chuẩn bị khăn sạch để lau chùi.
  • Đưa thìa để bé tự xúc ăn.
  • Tăng dần số lượng thức ăn và bữa ăn.
  • Không cho bé dưới 12 tháng tuổi uống các loại nước khác ngoài trừ sữa và nước đun sôi kỹ để nguội.
  • Hãy ngồi cạnh hướng dẫn và trò chuyện với bé trong bữa ăn.
  • Không thêm muối, đường vào thức ăn đặc của bé.
  • Không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn thức ăn cứng như cà rốt sống, hạt, thịt hoặc cá có xương.

Các lưu ý khi bé ăn dặmCác lưu ý khi bé ăn dặm

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Trên đây là thời điểm để bé sẵn sàng làm quen với thức ăn đặc mà Tip Hay muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

Từ khóa: Thời điểm nào bé sẵn sàng làm quen với thức ăn đặc?Kinh nghiệm hay tại BachHoaXanh