Tip hay

Thời điểm giao mùa, bé nên ăn gì và không ăn gì để khỏe mạnh, tránh ốm vặt?

Thời điểm giao mùa, bé nên ăn gì và không ăn gì để khỏe mạnh, tránh ốm vặt?

Nên cho bé ăn gì và không ăn gì để luôn khỏe mạnh và phòng tránh các bệnh vặt lúc giao mùa có lẽ là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh. Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu nhé.

Những thời điểm nhạy cảm như lúc giao mùa, bạn nên sắp xếp cho bé một chế độ ăn uống hợp lý, bởi đây là lúc bé sẽ dễ bị ốm vặt. Hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây để phòng tránh các bệnh lúc giao mùa cho trẻ.

1 Vì sao thời điểm giao mùa bé lại dễ ốm vặt?

Trong khoảng thời gian giao mùa, thời tiết dễ bị thay đổi một cách thất thường giữa ngày và đêm. Cơ thể của trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu, lại không kịp thích nghi với điều kiện thời tiết nên sẽ rất dễ bị xâm nhập bởi các loại vi khuẩn. Từ đó dẫn đến nhiều bệnh vặt ở trẻ, khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, sụt cân và sức khỏe trở nên giảm sút.

Vì sao thời điểm giao mùa bé lại dễ ốm vặt?

Trong thời điểm này, không khí sẽ trở nên khô hơn, dẫn đến khô niêm mạc các hốc tự nhiên như mũi, miệng ở bé. Bé sẽ dễ bị các triệu chứng như chảy máu cam, viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp và mãn tính, cảm cúm… Ngoài ra, một số bệnh vặt khác bé cũng có thể gặp phải là các bệnh lý về tiêu hóa, đặc biệt là bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota, các bệnh lý dị ứng như viêm da dị ứng, mề đay, đau mắt đỏ, viêm phế quản...

Một thực đơn ăn uống hợp lý dành cho trẻ chính là điều mà bạn không thể bỏ qua để phòng tránh và bảo vệ bé khỏi các loại bệnh vặt. Lựa chọn những loại thức ăn phù hợp cho trẻ sẽ giúp trẻ trở nên khỏe mạnh hơn và chống lại các căn bệnh này.

2 Nên ăn gì để tăng sức đề kháng mùa giao mùa?

Súp lơ: Súp lơ được xem là một trong những thực phẩm tốt nhất giúp bé để tăng cường sức đề kháng bởi loại rau chứa rất nhiều chống oxy hóa, vitamin và có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Bên cạnh đó, trong súp lơ cũng rất giàu choline, giúp bé có trí nhớ tốt, hệ thần kinh khỏe mạnh.

Súp lơ

Cà rốt: Trong cà rốt chứa rất nhiều vitamin Abeta carotene. Chất này có công dụng hỗ trợ tiết dịch nhầy trong cơ thể, giúp cơ quan hô hấp và tiêu hóa có thể hoạt động tốt. Bên cạnh đó, nó cũng hỗ trợ ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào các mạch máu, và giúp bé nhanh khỏe lại nếu bị ốm.

Lòng đỏ trứng: Lòng đỏ trứng sẽ cung cấp những dưỡng chất tốt nhất cho hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho bé, như protein, kẽmselen,...

Lòng đỏ trứng

Nấm: Trong nấm có chứa rất nhiều vitamin D hỗ trợ cho hệ xương, tim mạch và hệ miễn dịch của bé phát triển một cách hiệu quả. Ăn nấm cũng giúp cơ thể bé bổ sung các khoáng chất như kẽm, canxi, sắt,...

Dưa hấu: Loại quả này được biết đến như một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, dưa hấu còn có công dụng rất tốt trong việc giúp làm giảm viêm nhiễm đường hô hấp, tăng cường sức đề kháng ở trẻ đấy.

Sữa chua: Với hàm lượng lợi khuẩn lactobacillus cao, sữa chua giúp chống lại những virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé và hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch, đồng thời còn giúp cho hệ tiêu hóa và đường ruột của bé hoạt động tốt.

Sữa chua

Súp gà: Trong thịt gà có chứa cysteine - một loại amino axit có tác dụng giúp ngăn chặn sự viêm nhiễm bạch cầu ở bé.

Hải sản: Các loại hải sản như cá, tôm, cua, mực, sò, ngao,... sẽ giúp sản sinh thêm chất cytokine, đây là một loại protein có thể loại trừ virus khỏi cơ thể. Các loại cá giàu axit béo omega 3 như cá hồi, cá ngừ,... bảo vệ phổi của bé khỏi bệnh viêm đường hô hấp khi trời trở lạnh.

Thịt bò: Trong thịt bò chứa rất nhiều kẽm - một khoáng chất cần thiết để giúp các tế bào bạch cầu phát triển, giúp cơ thể bé nhận diện và khử trừ các virus gây hại.

Thịt bò

3 Không nên ăn gì?

Thực phẩm chiên nhiều dầu: Các loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu có thể làm chậm quá trình tiêu hóa của trẻ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Phải bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, trẻ mới đủ sức đề kháng và tăng hệ miễn dịch để chống lại các căn bệnh vặt.

Thực phẩm chiên nhiều dầu

Các sản phẩm từ sữa, sữa đông: Vào những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường nên những thực phẩm này có thể bị hỏng nhanh, mất đi các giá trị dinh dưỡng. Cho trẻ sử dụng chúng có thể không an toàn và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Xoài: Là loại trái cây thơm ngon, nhiều dinh dưỡng nhưng thời điểm giao mùa, xoài lại không phải là một loại thực phẩm thích hợp dành cho trẻ. Ăn xoài vào những lúc thế này có thể dẫn đến các vấn đề về da và tiêu hóa ở trẻ.

Xoài

Các loại nước giải khát, nước ngọt: Những nước uống có gas sẽ làm giảm lượng khoáng chất trong cơ thể, khiến hệ tiêu hóa yếu hơn và dễ bị mắc các bệnh vặt.

Những thức ăn đường phố: Hệ tiêu hóa của trẻ vốn chưa hoàn chỉnh, các loại thức ăn đường phố lại có khả năng ô nhiễm rất cao, do đó khiến cho trẻ dễ bị nhiễm các loại virus gây hại.

Những thức ăn đường phố

Một số lưu ý khác để giữ sức khỏe cho bé trong thời điểm giao mùa

Trong những lúc “trái gió trở trời”, cơ thể trẻ cần được giữ ấm nhiều hơn. Do đó bạn cần chuẩn bị cho trẻ các loại áo quần phù hợp với từng thời tiết để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Để loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh cho trẻ, bạn hãy vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ cá nhân của trẻ, đồng thời nhắc nhở bé rửa tay thường xuyên.

Rèn luyện thói quen tập thể dục đều đặn ở trẻ, giúp trẻ có sức đề kháng tốt khi đối đầu với các loại bệnh vặt.

Trong những ngày thời tiết thay đổi, hãy chăm sóc và phòng tránh ốm vặt ở trẻ bằng các loại thực phẩm này. Một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai sẽ giúp trẻ nhiều năng lượng và phát triển một cách tốt hơn.

Xem thêm:

>> Bé bị tiêu chảy ăn gì để mau khỏi và không nên ăn gì?

>> Ăn gì bổ mắt cho bé cưng?

>> Mùa hè cho bé ăn gì?

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: Thời điểm giao mùa bé nên ăn gì và không ăn gì để khỏe mạnh tránh ốm vặt?nên cho bé ăn gìăn gì để tránh ốm vặtốm vặtkhông nên ăn gìchăm sóc bé