Thoái hóa khớp thì có đạp xe được hay không?
Thoái hóa khớp là một căn bệnh thường xảy ra ở những người cao tuổi, do nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, bạn là người thích vận động, đặc biệt đam mê đạp xe , như vậy nếu bạn bị bệnh thoái hóa khớp thì bạn có thể đạp xe đi dạo được không.Hãy cùng Tip Hay trả lời câu hỏi này nhé!
Đạp xe là môn thể thao sử dụng khớp gối nhiều nhất, vậy những bệnh nhân bị mắc bệnh thoái hóa cơ quan này có thể đạp xe đạp hay không?. Đa phần mọi người có suy nghĩ rằng bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến xương khớp thì không nên đạp xe bởi chúng có thể kéo dài các cơn đau.
1
Thoái hóa khớp đạp xe được không?
Tuy nhiên, ý kiến trên là hoàn toàn không đúng, bởi vì các chuyên gia về xương khớp cho biết rằng đạp xe là phương pháp vận động đơn giản nhưng lại mang nhiều kết quả rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người bị thoái hóa xương khớp.
Theo BS Nguyễn Thành Chơn, trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Sài Gòn – ITO, cho biết rằng chạy xe đạp là cách luyện tập cơ hiệu quả mà ít ảnh hưởng đến khớp gối nhất bởi vì khi đạp xe , các bộ phận phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng. Với sự hỗ trợ của cơ, gân và dây chằng, mật độ xương sẽ tăng lên, củng cố xương chắc khỏe, đặc biệt là khớp gối.
Khi người bệnh phải trải qua cảm giác đau nhức do các triệu chứng bệnh lý gây ra, việc đạp xe sẽ giúp gân cơ được kéo giãn, điều hoà tiết dịch, gia tăng sự đàn hồi, nhờ đó khớp gối sẽ trở nên linh hoạt hơn, vận động diễn ra trơn tru, dễ dàng và giảm đau rõ rệt.
Ngoài việc giúp các khớp xương vận động một cách nhịp nhàng, khớp không bị cứng . Đạp xe còn giúp sức khỏe được tăng cường một cách tổng thể, giúp máu sẽ được tuần hoàn một cách đều đặn hơn nên đạp xe cũng tốt cho những ai mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, đạp xe là một bài tập phù hợp cho bệnh nhân đau khớp gối.
2
Những lưu ý cho bệnh nhân thoái hóa khớp
Tuy nhiên mặc dù tốt cho những bệnh nhân thoái hóa khớp, nhưng cũng có những lưu ý nhất định phải tuân theo khi điều trị bằng phương pháp này:
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng bệnh trước khi lựa chọn hình thức đạp xe.
- Nên đạp xe cùng người thân để tiện cho việc hỗ trợ khi khớp gối còn chưa giảm sưng đau hoàn toàn
- Không nên đạp xe quá sức , nên đạp và tập với cường độ đều đặn thoải mái nhất trong vòng từ 30-40 phút /lần và thường tiến hành với tần suất từ 3-4 lần mỗi tuần.Nếu duy trì liên tục từ 2-3 tháng sẽ có thể giúp bạn cải thiện hiệu quả .
- Khi đi xe đạp nên ăn uống đầy đủ trước khi đi trước đó tầm 30 phút , không nên nhịn đói vì trong lúc đạp xe cơ thể sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng khiến cho cơ thể thêm mệt mỏi .
- Nên uống đầy đủ nước và cung cấp cho cơ thể khi đi xe. Trung bình từ 20 phút nên uống và uống từng ngụm tránh uống liền một lúc.
- Trang bị dụng cụ đảm bảo an toàn khi đi xe , cần đèn xi nhan cùng một số đèn đi ban đêm để có thể đảm bảo cho bạn những an toàn khi tham gia giao thông trên đường.Ngoài ra, nên lựa chọn quần áo phù hợp thoải mái không nên chọn quần áo quá bó sát khiến cho việc lái xe trở nên khó khăn .
Như vậy, các bệnh nhân thoái hóa khớp có thể đap xe có thể giúp suy giảm cơn đau cũng như giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn. Tip Hay mong chia sẻ hữu ích dành cho những người bị bệnh thoái hóa khớp . Nếu như bạn đang ở giai đoạn đầu hoặc không bị thoái hóa khớp thì hãy bắt tay ngay vào mua xe đạp thể thao để luyện tập ngay từ bây giờ nhé!
Xem thêm:
>> Cách trị đau nhức xương khớp bằng hương liệu thiên nhiên
>> Tránh xa các loại thực phẩm này nếu không tình trạng đau nhức xương khớp sẽ ngày càng tệ hơn
>> 10 thực phẩm tốt cho xương khớp mà người lớn tuổi cần bổ sung ngay